Thờ cúng ông Công ông Táo là một trong những phong tục truyền thống của người dân Việt Nam. Bởi dân gian cho rằng, ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động trong nhà, quyết định đến mọi vận may, rủi, phúc họa, ngăn sự xâm nhập của ma quỷ và mang lại bình yên cho gia chủ.
Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23 tháng 12 âm lịch). Bởi dân gian cho rằng, vào ngày này các vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia đình ở năm cũ.
Dù ngày ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp nhưng theo các chuyên gia phong thủy, các gia đình không nhất thiết phải làm lễ cúng trong ngày này mà có thể làm trước ngày 23/12 âm lịch. Cụ thể, gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng ông Công ông Táo để đón Tết 2024 từ ngày 19/12 âm lịch.
1. Sắp xếp sai hướng
Bàn thờ ông Táo thường được đặt trong nhà bếp và cần phải sắp xếp logic, thuận tiện. Về phần hướng, bàn thờ ông Công ông Táo thường được đặt song song cùng bếp, hoặc đặt hướng ra bếp.
Hướng đặt bàn thờ ông Táo và hướng bếp nên thực hiện theo nguyên tắc “Tọa hung hướng cát”, có nghĩa là đặt bếp tại một hướng xấu và nhìn về các hướng tốt. Việc này sẽ giúp đẩy lùi điềm xấu, những sự không may đến ngôi nhà.
Tuyệt đối không đặt bàn thờ ông Táo theo hướng thuộc hành Thủy tránh sự xung khắc. Hướng tốt nhất để đặt bàn thờ ông Táo là hướng Nam.
Ngoài ra, bạn có thể đặt bàn thờ tùy theo từng mong muốn của mình. Ví dụ như, muốn cầu công danh sự nghiệp, đặt bàn thờ hướng Đông Bắc; muốn gia đình sống hòa thuận, sung túc bền lâu thì nên đặt bàn thờ hướng Tây Bắc; muốn gia đình thịnh vượng, sức khỏe tốt, cả năm không ốm đau bệnh tật thì đặt bàn thờ ở hướng Tây.
Có hai hướng xấu không nên đặt bàn thờ ông Táo đó là hướng Bắc và hướng Đông Nam. Theo các chuyên gia phong thủy, đặt bàn thờ ông Táp hướng Bắc sẽ khiến con cái gặp họa, dễ ốm đau bệnh tật. Trong khi đó, đặt bàn thờ ông Táo hương Đông Nam sẽ khiến gia chủ hao tài tốn của, gặp trục trặc liên miên.
2. Không đặt bàn thờ ở gần bồn rửa bát
Bàn thờ ông Công ông Táo nên đặt lên cao, tránh đặt gần bồn rửa bát. Nguyên nhân là do theo ngũ hành, thủy khắc hỏa, đặt bàn thờ gần bồn rửa bát sẽ gây nên giảm nhiệt lượng của bếp lửa nhà bạn, khiến vận may của gia đình suy giảm đáng kể.
3. Không đặt bàn thờ ông Táo đối diện nhà vệ sinh
Đặt bàn thờ ông Táo đối diện nhà vệ sinh là một điều cấm kỵ trong phong thủy. Nguyên nhân là do bàn thờ là không gian thờ cúng cần có sự thanh tịnh và tôn nghiêm, trong khi đó nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều uế khí. Đặt bàn thờ ông Táo đối diện nhà vệ sinh được cho là điều bất kính, khiến gia đình gặp những chuyện không may trong cuộc sống.
Ngoài ra, bàn thờ cũng không nên đặt trực diện với cửa ra vào. Việc này sẽ khiến gia chủ mất đi tài lộc, làm mất sự thanh tịnh của gia đình.
Với những gia đình không đặt bàn thờ ông Táo ở bếp thì có thể thắp hương tại bàn thờ gia tiên.
Theo truyền thống thờ cúng ông Táo, bàn thờ ông Táo thường bao gồm những vật dụng như: Kệ bàn thờ (được xây bằng đá hoặc đóng bằng gỗ), bài vị Táo Quân, 1 bát hương, 1 bình hoa, 1 đĩa để đựng trái cây hoặc bánh kẹo, ly đựng nước.
Lễ vật để cúng lễ ông Táo gồm có 3 mũ ông Táo, trong đó có 2 mũ nam và 1 mũ nữ, vì các vị thần táo gồm một bà Táo và hai ông Táo.
Ngoài ra cần có 3 con cá chép vàng để ông Táo cưỡi về trời. 3 ly nước, 1 bình hoa tươi, 1 đĩa ngũ quả, bánh kẹo, trầu cau, hương vàng để cúng lễ.
Điều quan trọng nhất là gia chủ cần có sự thành tâm, còn lễ vật cúng không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, chỉ cần đầy đủ lễ vật là được.