Tào Tháo là một quyền thần nổi tiếng cuối thời Đông Hán (Trung Quốc) và là một trong những nhân vật quan trọng trong thời Tam Quốc. Sohu cho biết, dân gian từng lưu truyền câu chuyện ông và nữ thi sĩ Thái Văn Cơ là thanh mai trúc mã của nhau. Cả hai đều yêu thơ phú, lại sống gần nhà nên thường xuyên thảo luận, ngâm thơ, đối thơ cùng nhau. Tuy nhiên, các nhà sử học mới đây đã làm rõ vấn đề này.
Theo Sohu, nữ thi sĩ Thái Văn Cơ hay còn gọi là Thái Diễm thời văn học Kiến An là con gái cưng của Thái Ung - người giữ chức Trung lang tướng thời Đông Hán. Vì tên thật của bà là Chiêu Cơ nên đến thời nhà Tấn được đổi tên thành Văn Cơ để tránh phạm húy tên của hoàng tộc.
Được biết, từ nhỏ Thái Văn Cơ có sở thích thơ ca, đây cũng là niềm yêu thích của Tào Tháo. Cả hai cùng ngâm thơ, luyện viết thư pháp, tinh thông âm luật. Dan gian lưu truyền rằng, Tào Tháo và Thái Văn Cơ là thanh mai trúc mã của nhau. Thậm chí, cả hai còn là đồng môn, là sư huynh sư muội.
Về thân thế của Tào Tháo, có nguồn tin cho rằng, ông xuất thân trong gia đình bình thường, không có tiếng tăm, gia thế không được sử sách nêu rõ. Cũng có nguồn tin cho rằng, Tào Tháo vốn sinh ra ở Ư Dụ Châu, Phái Quốc (nay là Châu Thị, tỉnh An Huy). Cũng có nguồn tin cho rằng, Tào Tháo sinh ra tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có, thuở nhỏ thích chơi bời phóng túng, thích săn bắn, ít chịu học hành và tỏ ra tinh ranh.
Trong khi đó, Thái Văn Cơ sinh ra ở Quận Ngữ, Trấn Lưu (nay là Ư Trấn, Kỷ Huyền, tỉnh Hà Nam). Trước khi thành danh, Tào Tháo được cho là biết rất rõ về cha của Thái Văn Cơ. Năm 16 tuổi, Thái Diễm lấy chồng là Vệ Trọng Đạo - một danh sĩ nhưng chẳng bao lâu mắc bệnh mà chết. Nhà chồng cho bà về nhà mẹ đẻ vì cho rằng Thái Văn Cơ khắc chồng.
Trong thời loạn Hưng Bình, bà bị quân Đổng Trác bắt đi rồi lưu lạc tới Nam Hung Nô, bị nạp làm thiếp của Tả Hiền Vương, sinh được hai con trai. Sau khi Tào Tháo thống nhất phương bắc, ông đã bỏ ra rất nhiều vàng bạc để chuộc Thái Văn Cơ về và tái giá với Đổng Tự. Sau đó, Đổng Tự làm quan bị tội, Thái Diễm đích thân đi tìm Tào Tháo cầu xin và được Tào Tháo tha bổng.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, Tào Tháo tha bổng cho chồng của Thái Văn Cơ không phải vì hai người là thanh mai trúc mã. Theo ghi chép lịch sử, Tào Tháo sinh năm 155, trong khi Thái Văn Cơ sinh năm 177. Vào thời cổ đại, nam giới khi được 20 tuổi sẽ làm lễ trưởng thành. Điều này đồng nghĩa với việc khi Thái Văn Cơ chào đời, Tào Tháo đã thành lập gia thất. Do đó, hai người không thể là thanh mai trúc mã của nhau.
Theo ghi chép trong lịch sử, quả thực Tào Tháo và Thái Ung (cha của Thái Văn Cơ) quả thực có quan hệ rất tốt. Nguyên nhân ông giúp chuộc Thái Văn Cơ về vì ân tình với Thái Ung chứ không phải vì Thái Văn Cơ là bạn từ thuở thơ ấu của Tào Tháo.