Thành ngữ có câu "dân dĩ thực vi thiên", nghĩa hẹp là dân lấy ăn làm trời, có thể hiểu thêm là dân vốn lấy miếng ăn làm trọng, thiên tử muốn trị dân trước hết phải làm cho dân no ấm vì dân đói thì đất nước sẽ loạn. Đây cũng là đạo trị quốc được nhiều hoàng đế phong kiến Trung Quốc coi trọng.
Miếng ăn đối với thường dân cũng quan trọng như trời, đối với bậc thiên tử cũng không ngoại lệ. Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhà Thanh là triều đại có ghi chép kỹ lưỡng nhất về chế độ ăn uống hàng ngày trong hoàng cung.
Tuy nhiên, hoàng đế có rất nhiều quy định về ăn uống. Có thông tin cho rằng, để tránh sở thích ăn uống của bản thân bị bại lộ và bị người khác đầu độc, hoàng đế không gắp quá ba miếng cùng một món ăn. Bản thân hoàng đế cũng không được ăn thêm dù là món mình thích. Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược với lời đồn đại này.
Theo CCTV, Ngự thiện phòng chỉ xuất hiện vào thời nhà Thanh. Ngự thiện phòng, trà thiện phòng thuộc quản lý của Phủ Nội vụ. Phủ nội vụ cũng là nơi chịu trách nhiệm về chế độ ăn uống hàng ngày của hoàng cung và có thẩm quyền cao nhất đối với việc quản lý Ngự thiện phòng, Trà thiện phòng...
Tại Ngự thiện phòng có khu vực bếp, bàn ăn nhẹ, bàn ăn cho bữa tối, bàn trà.... Để nhanh chóng phục vụ bữa ăn cho hoàng đế, thái giám sẽ nói từ "truyền thiện". Sau khi nghe thái giám hô "truyền thiện", nhiều món sẽ được chuẩn bị nguyên liệu, đầu bếp... Để đồ ăn luôn tươi ngon, Hoàng đế Khang Hy thậm chí còn có một căn bếp nhỏ độc quyền riêng.
Giải thích về quy tắc "thái bất quá tam khẩu" (có nghĩa mỗi món ăn hoàng đế không được gắp quá ba miếng) khi dùng bữa hay việc thái giám phục vụ sẽ dọn đĩa ăn để tránh sở thích ăn uống của hoàng đế bị lộ ra bên ngoài, nhằm ngăn chặn kẻ xấu đầu độc, các nhà sử học cho rằng, những thông tin trên đều chưa chính xác. Theo đó, các thái giám không có nhiệm vụ dọn đĩa đồ ăn thừa mà nhiệm vụ chính của họ là ghi lại khẩu vị của hoàng đế và nghiên cứu sở thích ăn uống của hoàng đế để cải thiện việc ăn uống của bậc đế vương.
Tuy nhiên, hoàng đế đã có những biện pháp để tránh bị đầu độc thức ăn riêng nhưng không phải sử dụng cây kim bạc như lời đồn. Vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến là Phổ Nghi đã đề cập trong cuốn hồi ký “Nửa sau cuộc đời tôi” rằng, mỗi một chiếc bát/ đĩa đều được gắn "ngân bài" để phát hiện xem món ăn có bị nhiễm độc hay không. Ngoài ra, trước khi hoàng đế chính thức bắt đầu bữa ăn, một thái giám sẽ giúp "nếm thử bữa ăn" và xác nhận rằng món ăn không có vấn đề gì trước khi hoàng đế bắt đầu khai tiệc.