Dân Việt

Vị vua Việt Nam nào từ chối xăm mình, xóa tục xăm hoàng tộc?

PV 20/02/2024 12:32 GMT+7
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có một vị vua đã trốn Thái thượng hoàng để tránh việc xăm mình.
Vị vua Việt Nam nào từ chối xăm mình, xóa tục xăm hoàng tộc?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép lại việc trong một lần vua Trần Anh Tông đến chầu Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông khi vua cha rời núi Yên Tử đến ngự ở cung Trùng Quang. Sau đó, Thái Thượng hoàng đã yêu cầu Trần Nhân Tông xăm mình theo lệ của hoàng tộc. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nói: “Nhà ta vốn người vùng sông nước, đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ không quên gốc”.

Vị vua Việt Nam nào từ chối xăm mình, xóa tục xăm hoàng tộc?- Ảnh 2.

Khi thợ xăm đã đợi ở cửa cung, vua Trần Anh Tông liền bỏ về nhân lúc vua cha đang mải nói chuyện cùng các quan. Vì biết vua không thích xăm nên Thượng hoàng đã bảo thợ xăm cho người em của vua là Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn. Chính điều này cũng khiến lệ xăm mình trong hoàng tộc mất dần, tục nối ngôi xăm rồng ở đùi cũng không còn nữa.

Vị vua Việt Nam nào từ chối xăm mình, xóa tục xăm hoàng tộc?- Ảnh 3.

Lúc trẻ, vua Anh Tông là vị vua thích tiệc tùng nhưng vì một lần say rượu mà ngủ quên không ra đón Thượng hoàng Trần Nhân Tông trong một lần về kinh thành và khiến vua cha tức giận, dọa phế ngôi. Từ đó, vua Trần Anh Tông đã bỏ thói rượu chè và chú tâm đến việc nước.

Vị vua Việt Nam nào từ chối xăm mình, xóa tục xăm hoàng tộc?- Ảnh 4.

Trong những năm trị vì của mình, vua Trần Anh Tông đà từng sai người đánh quan thượng phẩm Nguyễn Hưng đến chết với lý do là tội mê cờ bạc. Sự kiện này diễn ra vào tháng 3 âm lịch năm 1296 và được ghi lại trong sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục.

Trần Anh Tông cũng không thích những kẻ nghiện rượu. Cụ thể, khi Thượng hoàng gợi ý chọn Nguyễn Quốc Phụ làm Hành khiển, nhà vua đã nói: “Nếu lấy ngôi thứ mà bàn, thì Quốc Phụ được rồi, chỉ hiềm hắn nghiện rượu thôi”.

Ông cũng là vị vua từng suýt mất mạng vì đắm thuyền dù nhà Trần nổi tiếng giỏi nghề sông nước. Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại như sau: “Hôm nọ, thuyền vua đi đến sông Thâm Thị, bỗng gặp mưa gió sấm chớp. Dây buộc thuyền đều bị đứt, thuyền ngự chìm ngay giữa dòng. Vua bám được mũi thuyền và leo lên mui, đưa chân cho các quan, cung nữ bám vào để cùng trèo lên”.

Vị vua Việt Nam nào từ chối xăm mình, xóa tục xăm hoàng tộc?- Ảnh 5.

Năm 1314, Trần Anh Tông nhường ngôi cho con là Minh Tông sau 21 năm trị vì. Ông vẫn tham gia công việc triều chính dưới danh nghĩa thái thượng hoàng đồng thời khuyên bảo Minh Tông tin dùng những người tài đức. Trần Anh Tông mất năm 1320, thọ 44 tuổi. Vị vua nhà Trần này được sử sách đánh giá là "khéo biết kế thừa nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần".