Tuy nhiên, mới đây, Tiến sĩ Kai O. Hensel, nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Helios Wuppertal ở Đức, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết, nhóm nghiên cứu đã tuyển 90 sinh viên ở độ tuổi 19 và 40 từ một trường đại học ở Đức và chia họ thành 3 nhóm.
Vào ngày đầu tiên, nhóm đầu tiên uống bia cho đến khi nồng độ cồn trong máu ở mức 0,05%. Sau đó, họ uống rượu cho đến khi nồng độ cồn của họ đạt 0,11%.
Nhóm thứ hai tiến hành thí nghiệm tương tự nhưng theo thứ tự ngược lại, họ sẽ uống rượu trước, bia sau. Trong khi nhóm thứ ba chỉ uống mỗi bia hoặc rượu.
Sau mỗi buổi uống, những người tham gia được hỏi về sức khỏe và mức độ cảm nhận của họ. Sau đó, vào sáng hôm sau, những người say xỉn đánh giá cường độ say của họ theo thang điểm từ 0-7 tùy theo mức độ khát, buồn nôn, mệt mỏi và chóng mặt mà họ cảm thấy.
Một tuần sau, các nhóm đảo ngược vai trò: Những người tham gia ban đầu uống bia lần đầu tiên bắt đầu với rượu khi nhóm uống rượu sẽ bắt đầu với bia. Trong khi đó, nhóm chỉ uống bia chuyển sang uống rượu và ngược lại.
Sandra Arévalo, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cho biết: "Một ly rượu là đủ để gây ra cảm giác nôn nao đối với một số người, trong khi những người khác có thể uống rất nhiều và hoàn toàn không có cảm giác đó".
Các chuyên gia khác nghiên cứu về đồ uống cho biết thêm, uống quá nhiều hoặc quá nhanh làm cho gan không đủ thời gian để loại bỏ chất cồn trong máu. Từ đó làm tăng cảm giác nôn. Hơn nữa, uống khi bụng đói, và trước đó không bổ sung đủ lượng nước trước khi uống sẽ làm tăng cảm giác nôn.
Vì vậy, uống bia trước rượu, hay uống rượu trước bia, không ảnh hưởng tới tình trạng say, mà chính số lượng rượu/bia uống vào cơ thể, và cách cơ thể xử lý đồ uống đó mới là điều quyết định.