Xét về mặt tài chính, Tào Tháo chắc chắn không thể mạnh bằng anh em họ Viên, nhưng so với người làm giàu từ hai bàn tay trắng như Lưu Bị thì ông có thừa. Cha của Tào Tháo là Tào Tung, Tào Tung là con nuôi của vị thái giám nổi tiếng Tào Đằng, bản thân Tào Tung cũng từng giữ chức vụ Đại tư nông quản lý tài chính quốc gia, có thể xem là "thần tài gia", Đông Hán những năm cuối tham nhũng, hối lộ phát triển mạnh mẽ, thiết nghĩ ông cũng giữ cho mình được không ít.
Nếu không thì làm sao có việc Tào Tung có đủ tiền để mua được chức quan Thái úy? Sau khi làm Thái úy được 1 năm, Tào Tung bị bãi miễn về quê, nhưng lạc đà có chết thì cũng vẫn to hơn con ngựa, Tào gia vẫn khá giàu có. Tào Tháo bán hết gia sản cộng với sự giúp đỡ của thương nhân Vệ Từ, chiêu mộ cho mình được hơn 5000 người khởi binh, cũng xem như giải quyết được vấn đề về vốn giai đoạn đầu khởi nghiệp.
Đã lập công ty là phải có quy mô, Tào Tháo không thể nào vừa làm ông chủ vừa làm lính được, ông hiển nhiên phải chiêu mộ nhân tài để mở rộng sự nghiệp, có được thành tích, công trạng, công ty mới mong tồn tại và phát triển được. Tào Tháo rất trọng người tài, "ngộ nhậm thiên hạ chi trí lực, dĩ đạo ngự chi, vô sở bất khả" (Ta trọng dụng nhân tài, dùng chính nghĩa để giữ chân người tài, không gì là không thể cả).
Trước khi khởi binh, khi còn làm bắc đô úy ở Lạc Dương, Tào Tháo không sợ quyền lực giết chết thúc thúc của Jianshuo, cánh tay đắc lực của hoàng đế lúc bấy giờ; khi nhậm chức ở Tế Nam, dũng cảm chấn chỉnh lại bộ máy quan lại, bãi miễn 8 trong số 10 huyện lệnh lúc bấy giờ, hành động này của ông rất được lòng người, hơn nữa, bản thân Tào tháo cũng là một nhân tài, khi đó rất nhiều người có cùng chung chí hướng "bình thiên hạ chư hầu" với ông, công thêm sự ủng hộ của gia tộc, việc chiêu mộ nhân tài chủ yếu có vài phương thức sau.
Người nhà có Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên..., bạn tốt có Tần Thiệu (cha của Tào Chân), đồng hương có Vệ Từ..., người cùng chí hướng có Tuân Úc, hai chú cháu Lý Càn và Lý Điển...
Đối thủ cạnh tranh hoặc thủ hạ của họ chủ động đầu hàng
Bộ hạ của Viên Thiệu Trương Cáp, Cao Lãm; Trương Yên và hơn 10 vạn quân; Giả Hủ và Trương Tú; bộ hạ của Mã Siêu, Bàng Đức...
Bộ hạ của Trương Mạc, Điển Vi; bộ hạ của Dương Phụng, Từ Hoảng; bộ hạ của Lã Bố, Trương Liêu; bộ hạ của Viên Thiệu, Thôi Diễm, Tân Tì, Trần Lâm; bộ hạ của Lưu Biểu, Văn Sính, Hòa Hiệp...
Khi làm Duyên Châu mục ông có chiêu mộ được người bản địa là Trình Dục, Mãn Sủng, Mao Giới; ngoài ra ông còn chiêu mộ Hà Quỳ, Hoa Hâm, Vương Lãng...
Những người này sau khi làm việc dưới trướng Tào Tháo, họ cũng giới thiệu cho Tào Tháo thêm những người khác, chẳng hạn Vương Lãng giới thiệu Vu Cấm; Tuân Úc giới thiệu Tuân Du, Tư Mã Ý... ai nấy cũng đều là nhân tài.
Sau khi thống nhất được phương Bắc, Tào Tháo còn ban phát lệnh "duy tài thị cử" (chỉ cần là nhân tài, ngay lập tức sẽ được trọng dụng", vì vậy sau khi Tào Nguy, Thục Hán, Đông Ngô hình thành nên thế chân vạc, chỉ có nhân tài của tập đoàn Tào Ngụy là không bị đứt đoạn, đây chính là kết quả của việc trọng dụng nhân tài của Tào Tháo.
Ví dụ rõ nét nhất đó là ở trận Di Lăng, khi đó Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung đều đã qua đời, Mã Siêu sức khỏe không tốt, Ngụy Diên trấn thủ Hán Trung, Triệu Vân (phản đối trận Di Lăng), các vị tướng giỏi này đều vì những nguyên nhân khác nhau mà không tham gia được, chỉ có các tướng Ngô Ban, Phùng Tập... tham gia, ngoài Lưu Bị ra, không hề có một nhân vật lợi hại nào. Điều này cho thấy Thục Hán thiếu thốn nhân tài trầm trọng.
Công ty trong quá trình phát triển gặp được cơ hội tốt, nếu ông chủ ra quyết sách nhanh chóng và chính xác, công ty ngay lập tức sẽ phát triển rất nhanh chóng, chiến trường như thương trường, quyết định của ông chủ cũng có liên quan rất lớn tới sống chết của cả một tập đoàn.
Vì Trương Mạc, Trần Cung phản bội theo Lã Bố mà chỉ giữ được ba thành là Quyên Thành, Đông A, huyện Phạm, khi những quận huyện khác đều rơi vào tay Lã Bố, Tào Tháo đã rất thất vọng, định đầu hàng Viên Thiệu, dưới sự khuyên nhủ của Trình Dục, Tào Tháo đã chấn chỉnh lại tinh thần của mình.
Tào Tháo vốn dĩ muốn đánh Từ Châu trước, chưa nghĩ đến việc bình định Duyện Châu, nhưng nghe theo ý kiến của Tuân Úc, từng bước bình định Duyện Châu, tạo cho mình một căn cứ địa vững chắc trước rồi sau đó mới công hạ Từ Châu, Dương Châu.
Sau trận Quan Độ, Tào Tháo nghe theo ý kiến của Quách Gia, không chủ động công kích anh em Viên Thị, cứ đứng ngoài quan sát, để hai anh em họ tự giằng co với nhau rồi triệt tiêu từng người một, cuối cùng đánh chiếm Ký Châu.
Những sự việc trên cho thấy rằng Tào Tháo không phải là một người độc đoán, nếu thấy ý kiến của cấp dưới có lý, ông sẽ ngay lập tức tiếp nhận, vô cùng quyết đoán. Thế cục chiến trường thiên biến vạn hóa, nếu không quyết đoán đúng lúc đúng chỗ, cơ hội sẽ rất nhanh tuột mất, vì vậy, lúc đối đầu với nhau, quyết định của ông chủ hai bên là điều vô cùng quan trọng.
Trận Quan Độ là một ví dụ, Tào Tháo đã từng có ý định lui binh, ông đã viết thư cho Tuân Úc, nhưng Tuân Úc khuyên Tào Tháo kiên trì đợi thêm một chút nữa sẽ xuất hiện cơ hội chuyển mình, Tào Tháo nghe lời Tuân Úc, quả nhiên không lâu sau, Hứa Du đầu hàng Tào Tháo, đem đến thông tin cơ mật quan trọng, Tào Tháo quyết định đánh lén kho lương Ô Sào.
Về phần Viên Thiệu, trước đó Thư Thụ từng đề xuất cho quân đóng bên ngoài Ô Sào, đề phòng quân Tào đánh lén, nhưng Viên Thiệu lại không nghe. Khi Tào Tháo đánh lén Ô Sào, Trương cáp đề nghị cứu viện Thuần Vu Quỳnh, Viên Thiệu cũng không nghe, ngược lại đi nghe lới Quách Đồ đánh vào đại bản doanh quân Tào. Hai lần sai lầm trong đưa ra quyết định, cuối cùng dẫn đến thất bại thảm hại trước quân Tào. Rõ ràng, sự khác biệt giữa Viên Thiệu và Tào Tháo chính là nằm ở khả năng đưa ra quyết định.
Tổng kết:
Tam Quốc thời kì đầu anh hùng lớp lớp, Tào Tháo sở dĩ có thể khởi nghiệp thành công, nhanh chóng vươn lên hùng cứ một phương đó là bởi ông có sự ủng hộ hùng hậu của gia tộc, đồng hương, bạn bè, những người có cùng chí hướng.