Cuối năm 2023, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã họp và quyết định tăng lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, quyết định này cũng phải chờ Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Bộ LĐTBXH đang Dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc theo hợp đồng để trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng của người lao động dự kiến sẽ tăng từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng, tương đương với mức tăng thêm 6% so với hiện hành.
Khi mức lương tối thiểu vùng tăng theo đề xuất tại dự thảo nêu trên thì lao động sẽ được tăng lương theo. Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận người lao động đang nhận mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được hưởng lợi từ việc tăng lương tối thiểu này. Còn lại, với nhóm có mức lương cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng mới, nếu muốn được tăng lương cao hơn thì phải chờ sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được đề cập tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP với mức thấp nhất ở vùng I là 3,25 triệu đồng/tháng và mức cao nhất là 4,68 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 như sau:
Như vậy, có thể thấy, mức lương tối thiểu (theo tháng hoặc theo giờ) đều tăng so với mức lương tối thiểu giờ hiện nay. Và mức tăng dự kiến dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng hoặc 1.000 - 1.300 đồng/giờ.
Bên cạnh việc tăng lương tối thiểu vùng theo đề xuất mới nhất của Bộ LĐTBXH thì dự thảo Nghị định về lương tối thiểu vùng cũng điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng.
Hiện nay, Luật đang quy định 4 vùng để tính lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, đại diện Liên đoàn Lao động Việt Nam đã từng cho biết, nhiều vùng kinh tế xếp vùng II, nhận mức lương thấp nhưng thực tế điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng đó rất phát triển, dẫn tới tiền lương không đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Trước tình hình đó, đại diện người lao động đã đề xuất điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu.
Bộ LĐTBXH đã ban hành dự thảo điều chỉnh nhiều vùng ở mức hưởng lương tối thiểu vùng thấp hơn lên mức hưởng lương tối thiểu vùng cao hơn.
Theo đó, người lao động ở các vùng địa bàn đang hưởng lương tối thiểu theo vùng thấp hơn sẽ được tăng mức lương tối thiểu theo mức tăng của lương tối thiểu ở vùng cao hơn đó.
Cụ thể, việc điều chỉnh địa bàn hưởng mức lương tối thiểu vùng như sau:
Chuyển từ vùng II có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4.410.000 đồng/tháng lên vùng I có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4.960.000 đồng/tháng với các địa phương: Thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Chuyển từ vùng III có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3.860.000 đồng/tháng lên vùng II có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 4.410.000 đồng/tháng với các địa phương:
TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình); TP Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa); Thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng).
Chuyển từ vùng IV có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3.450.000 đồng/tháng lên vùng III có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3.860.000 đồng/tháng với các địa phương: huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa); huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận).
Như vậy, công nhân, một số lao động sống ở những địa bàn kể trên có thể được tăng lương tới 2 lần khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng vào ngày 1/7/2024 tới.