Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bộ răng cổ thuộc thời kỳ Viking có những rãnh ngang trên bề mặt răng. Họ cho rằng đây là kết quả của một "nghi lễ nhập môn" tàn bạo, có tác dụng đánh dấu nhận diện các thương nhân thời đó.
Nhóm khảo cổ học Matthias Toplak của Bảo tàng Viking Haithabu và Lukas Kerk của Đại học Münster ở Đức đã tìm thấy các vết mài răng kỳ lạ trong hài cốt của 130 người đàn ông từ đảo Baltic Gotland.
Những rãnh ngang được làm đầy tinh xảo đã được tìm thấy bên trong các hộp sọ của đàn ông Thụy Điển và Đan Mạch theo một thực hành mà các chuyên gia cho là có thể kéo dài nhiều năm.
Bài báo nghiên cứu của Haithabu và Lukas Kerk viết: "Xã hội thời Viking ở Gotland đã sử dụng phong tục mài răng như một hệ thống ký hiệu bên trong trong giao tiếp của họ.
Đây là một sự thể hiện có ý thức và được chọn một cách chủ động của người trưởng thành, chủ yếu là nam giới, chúng tôi cho rằng việc mài răng nhằm mục đích giao tiếp nội bộ giữa các cá nhân - các thành viên của một nhóm xã hội nhất định có thể nhận biết lẫn nhau.
Chúng tôi cho rằng phong tục mài răng có thể liên quan đến các hoạt động thương mại của các nhóm thương nhân chuyên nghiệp lớn hơn. Theo lý thuyết này, chúng có thể đóng vai trò như một nghi lễ khởi đầu và dấu hiệu nhận dạng cho một nhóm thương nhân đóng kín, như một số loại tiền thân của các hội nghiệp đoàn sau này.”
Các nhà khoa học trước đây cho rằng xăm là hình thức sửa đổi cơ thể duy nhất được sử dụng trong thời kỳ Viking, nhưng giờ đây có nhiều bằng chứng chỉ ra người Viking có chủ ý biến dạng và kéo dài hộp sọ của họ.
Các trường hợp cố ý tái tạo và kéo dài hộp sọ liên quan đến thời kỳ Viking đã được tìm thấy ở ba phụ nữ Gotland cách đây không lâu.
Bài báo nhấn mạnh điều này cũng được cho là để đánh dấu nhận diện nhóm xã hội mà họ thuộc về:"Sự thể hiện này cũng thể hiện một hình thức giao tiếp nội bộ giữa các cá nhân, đó là giao tiếp trong một nhóm Văn hóa lớn hơn. Chỉnh sửa hộp sọ đã được áp đặt lên ba phụ nữ trong giai đoạn đầu đời để thể hiện sự liên kết của họ với một nhóm xã hội nhất định".