Bàn chân được kết nối với các dây thần kinh từ não để thực hiện các động tác như đứng, giữ thăng bằng hay cử động các ngón chân. Chúng cũng được "đi đường ống" bởi các mạch máu dẫn thẳng từ tim. Do đó, sự xuất hiện và chức năng của bàn chân có thể chỉ ra các bệnh nhiễm virus, bệnh về hệ tim mạch và thậm chí là các rối loạn thần kinh. Dưới đây là một vài ví dụ.
Bệnh tay chân miệng
Các bệnh truyền nhiễm có xu hướng ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Sởi thường bắt đầu trên mặt, hoặc trong miệng, dưới dạng các đốm nhỏ trông giống như hạt đường. Lang ben, một loại nhiễm nấm, có xu hướng bắt đầu và cư trú trên thân. Lý do tại sao chúng có xu hướng ảnh hưởng đến những khu vực này vẫn chưa được hiểu rõ.
Bệnh tay chân miệng, hay HFM, bắt đầu chính xác ở những khu vực này. Nó do một loại virus được gọi là coxsackie gây ra và có xu hướng tạo ra các đốm màu hồng đỏ nổi lên có thể bị phồng rộp và chảy nước. Việc phát hiện một vết phát ban mới ở bàn chân có thể được xem là một dấu hiệu của HFM.
HFM là một bệnh phổ biến ở trẻ em và rất dễ lây lan. Nhưng may mắn thay, đây là bệnh thường tồn tại trong thời gian ngắn và biến mất mà không cần điều trị sau vài ngày.
Tuy nhiên, bệnh này không nên nhầm lẫn với bệnh lở mồm long móng. Bệnh lở mồm long móng là một loại virus khác với HFM, chủ yếu ảnh hưởng đến các động vật móng guốc như bò và cừu. Đây là căn bệnh đã gây ra một trận dịch ở Anh vào năm 2001.
Tim, mạch máu và bàn chân
Hệ thống tuần hoàn của chúng ta cung cấp máu cho mọi bộ phận của cơ thể - từ đỉnh đầu đến đầu ngón chân. Đến thời điểm các mạch máu đến các điểm cuối này, giống như cành cây, chúng đã phân nhánh và có kích thước nhỏ hơn rất nhiều.
Chúng ta đều từng trải qua cảm giác khó chịu của bàn chân lạnh cóng, đặc biệt là khi đi chân đất quanh nhà hoặc trong những ngày trời se lạnh. Bàn chân có cảm giác mát khi chạm vào là bình thường, nhưng chúng không nên chuyển màu từ màu da thông thường sang màu xanh, cũng không nên để bị lạnh đến mức có cảm giác đau.
Các triệu chứng nghiêm trọng về sự đổi màu và đau có thể chỉ ra một hiện tượng được gọi là hội chứng ngón chân xanh. Nó có thể được gây ra bởi các khối siêu nhỏ được gọi là vi mạch, được tạo thành từ các đốm cholesterol. Những vi mạch này đi qua các mạch lớn một cách dễ dàng nhưng sẽ chật vật khi chui vào những mạch máu nhỏ hơn.
Khi chạm tới các mạch nhỏ hơn của bàn chân, chúng cuối cùng sẽ bị mắc kẹt, cắt đứt nguồn cung cấp máu. Các mô sau đó bị thiếu oxy, khiến bàn chân đổi màu và trở nên đau đớn.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, hội chứng ngón chân xanh có thể dẫn đến chết mô, và hình thành hoại thư, từ đó có thể dẫn đến phải cắt cụt ngón chân - hoặc thậm chí là cả bàn chân.
Tình trạng hiếm gặp này đôi khi được gọi là "bàn chân rác" vì hình dạng của bàn chân khi bị đổi màu nghiêm trọng.
Nguyên nhân cơ bản của các mảnh cholesterol nhỏ này là gì? Hầu hết là do phình động mạch và xơ vữa động mạch - các mạch máu đã bị phình ra hoặc cứng lại ở thượng nguồn của bàn chân (các vị trí ở đoạn mạch máu lớn hơn trên cơ thể). Khi bàn chân rác xảy ra, nó thường xảy đến sau khi điều trị phẫu thuật cho các tình trạng này, chẳng hạn như phẫu thuật phình động mạch chủ. Quá trình này sẽ làm vỡ mạch, có thể khiến vi mạch bị tách rời và rơi xuống chân.
Ngoài bàn chân rác, các bộ phận khác ở bàn chân cũng có thể chỉ ra các bệnh về tim mạch. Sưng đỏ nổi lên ở bàn chân (cũng như bàn tay) có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tim được gọi là viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Chúng có thể không gây đau - trong trường hợp này, chúng được gọi là tổn thương Janeway - hoặc đau, được gọi là các nốt Osler.
Dấu hiệu Babinski
Các ngón chân cũng có thể báo hiệu các vấn đề với hệ thống thần kinh. Dấu hiệu Babinski là một thử nghiệm đơn giản liên quan đến việc cọ vào lòng bàn chân bằng một dụng cụ đầu cùn để kiểm tra phản ứng của các ngón chân. Đây là phản xạ gan bàn chân – gan bàn chân liên quan đến lòng bàn chân. Thông thường, khi phản xạ này được kích hoạt, các ngón chân sẽ co lại hoặc uốn cong xuống dưới theo hướng lòng bàn chân.
Nếu ngón chân cái hướng lên trên và các ngón chân nhỏ xòe ra, đây là phản ứng "gan bàn chân hướng lên" - hay còn được gọi là dấu hiệu Babinski. Phản ứng này là bình thường ở trẻ sơ sinh, những người có hệ thống thần kinh đang phát triển và chưa có khả năng kiểm soát vận động như người lớn.
Tuy nhiên, ở người lớn, việc tìm thấy dấu hiệu Babinski là một câu chuyện hoàn toàn khác. Thông thường, nó biểu thị rằng một cơn đột quỵ đang làm gián đoạn mạch não bình thường điều khiển bàn chân.
Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh đa xơ cứng và (hiếm khi) là do ngộ độc thuốc. Tuy nhiên, ở một số người khỏe mạnh, dấu hiệu Babinski có thể được quan sát thấy trong khi ngủ say.
Phạm vi dấu hiệu còn rộng hơn rất nhiều so với các nguyên nhân được nêu trên. Bệnh tiểu đường, suy thận và thậm chí là các rối loạn tuyến giáp đều có thể ảnh hưởng đến bàn chân. Do đó, chúng là những chỉ số quan trọng về sức khỏe của chúng ta, chính vì vậy cần kiểm tra thường xuyên - và tìm kiếm lời khuyên y tế nếu bạn nhận thấy bất kỳ cơn đau, đổi màu hoặc phát ban nào.