Cha mẹ thường băn khoăn không biết nên làm gì khi con không có động lực học tập. Thực tế, có rất nhiều cách giúp cha mẹ có thể khuyến khích con.
Mỗi đứa trẻ là cá thể duy nhất và do đó chúng cần môi trường khác nhau để phát huy hết tiềm năng của mình.
Ngay cả người lớn cũng phải đối mặt với đủ thứ áp lực trong cuộc sống hàng ngày, cho dù đó là về hiệu quả công việc ở văn phòng hay hình ảnh trên mạng xã hội.
Giáo dục trong những năm học đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Hầu hết những thói quen đúng đắn đều được hình thành trong những năm nền tảng này.
Nhưng cha mẹ phải làm gì khi khả năng tập trung kém của con đang ảnh hưởng đến trải nghiệm học tập ban đầu và con không muốn học? Nếu bạn đang gặp phải tình cảnh này, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây.
Cha mẹ nào cũng đặt kỳ vọng vào con cái mình, chẳng hạn như mong con được hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công. Nhưng hãy đảm bảo rằng kỳ vọng của bạn không trở thành áp lực không cần thiết đối với con.
Ví dụ, nếu con học không giỏi, hãy chấp nhận và tạo điều kiện cho bản thân con cảm thấy thoải mái. Bày tỏ ý tưởng của bạn với con và khiến con thích thú học tập mà không tạo gánh nặng cho con.
Ý tưởng giáo dục của mỗi cá nhân là khác nhau nhưng môi trường học tập mà chúng ta cung cấp tương đối cứng nhắc. Trẻ tới trường, học tập, tuân theo thời gian biểu đã được lên lịch, làm những bài tập cụ thể, học những chủ đề nào đó và được lên lớp dựa trên năng lực của mình.
Nhưng có lẽ điều này không có tác dụng với con bạn. Nếu con thấy việc học tập nhàm chán và không có hứng thú với các chủ đề được dạy ở trường, hãy mở rộng cách tiếp cận của bạn bằng cách xem xét các chủ đề mà con thực sự quan tâm.
Ví dụ, nếu con hào hứng với động vật hoặc thiên nhiên, hoặc nếu con thích nghe truyện và phản ứng tích cực với nó, hãy tìm hiểu sở thích của con và dành thời gian để con theo đuổi chúng.
Điều này sẽ thu hút con tìm hiểu thêm về những chủ đề con thích và cuối cùng bé sẽ đạt được sự tập trung tốt hơn.
Những năm trưởng thành của trẻ đều xoay quanh những câu hỏi. Để có thể nuôi dạy con tốt, bạn cần khai thác trí tò mò của con, động viên con và đưa ra hướng đi đúng đắn. Đặc biệt, hãy cung cấp cho con sự tự do để tự tìm câu trả lời. Điều này sẽ thu hút trí óc của con và con sẽ tò mò muốn nghiên cứu nhiều thứ hơn.
Trường học là trung tâm của việc học trong những năm đầu tiên của con, nhưng nó không phải là bến đỗ cuối cùng của việc học.
Đừng nản lòng trước kết quả không như mong đợi hoặc những đánh giá không tích cực về con. Nếu con bạn không thích học, rất có thể kết quả học tập của con ở trường sẽ không đạt yêu cầu.
Lý do là vì mỗi đứa trẻ cần một môi trường khác nhau để phát triển. Các phương pháp truyền thống không nhất thiết phải được áp dụng đầy đủ để khiến con say mê học tập.
Thay vào đó, hãy cho con sự tự do để làm theo sở thích của chúng. Hãy kiên nhẫn xử lý nỗi lo lắng trong bài kiểm tra và tránh tiếp cận một cách giận dữ. Điều này làm con càng sợ học.
Hãy tập trung vào điểm mạnh của con hơn là điểm yếu. Thúc đẩy phương pháp học tập tích cực nhấn mạnh vào khả năng. Nếu con không hứng thú với một môn học cụ thể nào đó, hãy tìm cách khác để tìm kiếm sở thích của con. Điều này sẽ thúc đẩy sự tiến bộ và con sẽ phát triển ý thức tự tin, khiến con say mê tìm kiếm những lĩnh vực kiến thức khác.