Nga sở hữu "siêu vũ khí" khiến máy bay, tên lửa... "đông cứng"
Chiếc máy này được coi là bước đột phá trong khoa học với khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, mà trước hết là quân sự.
Máy phát điện từ có tên là Nika, công suất lên tới vài tỷ W nhưng kích thước nhỏ gọn, chỉ tương đương với một chiếc bàn giấy.
Nhà khoa học Mikhail Yalandin, một trong những người phát minh ra cỗ máy trên từng cho biết, nhóm nghiên cứu của ông đã chế tạo ra 2 phiên bản, một phiên bản cỡ lớn và một phiên bản nhỏ gọn. Cả 2 phiên bản đều được đặt tại thành phố Ekaterinburg.
Cỗ máy này có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, nó có thể được sử dụng để chế tạo các kính viễn vọng vô tuyến và các máy định vị thế hệ mới. Đặc biệt, cỗ máy này có thể được sử dụng trong công nghệ phòng thủ tên lửa.
Ngoài ra, công suất khổng lồ của máy phát có thể tạo ra các xung điện từ gây tác động và phá vỡ tính bền vững của bất kỳ hệ thống và mục tiêu điện nào. Nó có thể mô phỏng những nhiễu động tương đương với những nhiễu động tạo ra do sét đánh, thậm chí tương đương một vụ nổ hạt nhân.
Trên cơ sở chiếc máy phát mới này, các nhà khoa học quân sự Nga có ý tưởng chế tạo một loại siêu vũ khí điện từ. Loại vũ khí này sẽ tạo ra xung điện từ với công suất siêu lớn phá hoại hoạt động của các máy vô tuyến điện tử, điện thoại di động và các hệ thống máy tính.
Vũ khí này loại khỏi vòng chiến thiết bị điện tử mà thiếu nó thì không thể có chiến tranh hiện đại, nhưng không gây tổn hại cho con người.
Nếu đối phương không còn máy tính, radar, khí tài nhìn điểm, kính ngắm điện tử và hệ thống định vị GPS, đối phương đó có thể coi là đã bị đánh bại.
Công suất của thiết bị mới có thể sánh với công suất một lò phản ứng của nhà máy điện nguyên tử. Nhưng để khởi động vũ khí không cần phải các thiết bị phức tạp và thời gian chuẩn bị dài.
Toàn bộ công nghệ được đặt trong một chiếc vali nhỏ. Bán kính sát thương của thiết bị được điều chỉnh trong phạm vi từ 200-1.000 m. Nhưng nó có một nhược điểm là khi sử dụng ở địa hình đông dân cư, xung điện tử làm hỏng không chỉ trang thiết bị của kẻ địch mà cả các đồ dùng sinh hoạt trong nhà của thường dân. Tuy nhiên, phương thức chiến tranh này có thể gọi là nhân đạo. Một tủ lạnh hay một đài radio không làm việc chỉ là những tổn thất cỏn con trong điều kiện có chiến tranh.
Các nhà khoa học Nga chế tạo được một thiết bị có khả năng nhanh chóng phá hỏng tất cả các thành phần điện tử của hệ thống vũ khí của đối phương.
Ông Vladimir Forotov, từng thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ cao, cho biết thiết bị có kích thước bằng một chiếc cặp nhỏ, có công suất 1GWT.
Trong vòng 1 giây, thiết bị này có khả năng vô hiệu hóa tất cả các thành phần điện tử trong hệ thống vũ khí của đối phương, bao gồm cả thiết bị định vị, thiết bị nhìn ban đêm, liên lạc di động, cũng như các thiết bị thu nhận tín hiệu dẫn đường vệ tinh GPS.
Thiết bị này cũng có thể làm ngừng hoạt động của xe tăng từ xa, làm chệch hướng máy bay chiến đấu, phá mìn điều khiển bằng sóng điện từ. Nhà khoa học Phorơtốp cho biết, Nga còn có những thiết bị có thể làm tạm ngừng hoạt động của các thiết bị điện tử trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như trong thời gian tiến hành các chiến dịch đặc biệt./.