Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc có vô số vị vua, có người nho nhã ôn hòa, biết cách trị quốc, lấy dân làm gốc, nhận được sự yêu mến, kính phục của nhân dân. Tuy nhiên cũng có người lại hiểm ác gian xảo, đặt lợi ích lên hàng đầu, hi sinh lợi ích của nhân dân để đổi lấy thứ mình muốn, áp bức nhân dân, khiến nhiều người đều thấy phẫn nộ nhưng không dám nói, không dám phản kháng.
Vị vua Phổ Nghi cuối thời nhà Thanh, có thể nói là một sự tồn tại đặc biệt, một vị vua bị số phận trêu ngươi. Ông là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Thanh, cũng là vị vua cuối cùng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Cuộc đời ông đã trải qua rất nhiều chuyện, cũng phải chịu đựng nhiều thăng trầm.
Ái Tân Giác La Phổ Nghi, vị vua cuối cùng trong chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến Trung Quốc, cũng coi như là một người may mắn còn lại. Năm 3 tuổi ông đã lên ngôi hoàng đế, nửa đầu của cuộc đời bị người Nhật Bản lợi dụng làm công cụ thống trị Trung Quốc, không khác gì một tên bù nhìn.
Nửa đời còn lại tận mắt chứng kiến sự thành lập của Tân Trung Quốc, đem giang sơn của mình, vinh hoa phú quý của mình nhường lại cho tổ quốc, nhường lại cho nhân dân. Trong đó ít nhiều gì cũng đều có chút không cam tâm, điều này là điều chúng ta đều có thể lý giải được, là lẽ thường tình mà thôi. Có thể cũng là do thế cục ép buộc, bất đắc dĩ không thể không làm như thế.
Vừa 3 tuổi đăng cơ, 6 tuổi thoái vị, vốn dĩ là khoảnh khắc huy hoàng nhất trong cuộc đời, sự tôn quý đỉnh cao nhất nhưng lại vì tuổi quá nhỏ, thời gian quá ngắn ngủi, còn chưa trải nghiệm được cảm giác người khác tôn sùng cung phụng thì đã mất đi cơ hội quý báu này, mất đi khoảnh khắc huy hoàng nhất trong cuộc đời.
Cho dù ông đã thoái vị nhưng sống trong hoàng cung mười mấy năm, ông vẫn hưởng thụ cuộc sống vinh hoa phú quý, vẫn được nhiều người hầu hạ. Cả đời ông đã lấy nhiều vợ, có người đa tài đa nghệ, có người dung mạc xuất chúng,... nhưng trong số họ, không ai sinh cho Phổ Nghi một người con nào cả. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu?
Phổ Nghi đã từng cùng với người vợ cuối cùng của mình nói chuyện về khung cảnh đám cưới với Uyển Dung. Uyển Dung - người vợ cuối cùng của ông là một người phụ nữ cổ đại cực kỳ xinh đẹp, tuyệt đại phong hoa nhưng đây lại không dấy lên ham muốn trong Phổ Nghi. Trong đêm tân hôn, ông lại chơi với thái giám từ đêm tới sáng. Rốt cuộc là vì nguyên nhân gì khiến một thiếu niên nhiệt huyết thanh xuân không chút hứng thú với một tuyệt đại mỹ nhân như thế? Không lẽ bản thân ông có vấn đề về phương diện này?
Quả thực nguyên nhân nằm ở Phổ Nghi. Ông từng tiết lộ với đồng nghiệp của mình, khi ông mới mười mấy tuổi, vì lười biếng, để không phải lo nhiều việc nên thái giám đã cho cung nữ leo lên giường của ông, có lúc còn có 3 - 4 cung nữ cùng nhau ở trên giường dạy ông làm chuyện xấu.
Thử nghĩ xem, một đứa bé vị thành niên mới mười mấy tuổi đầu đã bị ép làm những chuyện đó thì đã là chuyện ám ảnh tới mức nào, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sau này của ông. Theo như những hồi tưởng của Phổ Nghi, khi ấy, mỗi tối đều bị dạy làm những mấy lần, cơ thể không chịu đựng nổi, có lúc còn loạng choạng bước ra khỏi phòng nhìn mặt trời không còn là màu vốn dĩ nó nữa, trong mắt ông đó là màu xanh lục, mơ mơ hồ hồ.
Cơ thể yếu ớt của ông không thể nào chịu đựng nổi việc bị hành hạ mỗi ngày như thế. Dần dà, ông thấy phản cảm vô cùng với phương diện này, cũng khiến ông mất đi khả năng sinh sản, thực ra là mất đi khả năng tình dục. Điều này đối với một người đàn ông mà nói, đó là một sự sỉ nhục lớn cỡ nào.
Đó chính là cuộc đời bị số phận trêu ngươi của Phổ Nghi, tuy lấy 5 người vợ, nhưng vì không có con, trong khoảng thời gian đó còn xảy ra nhiều biến cố như thế nên tới lúc già Phổ Nghi không hề có ai để nương tựa, cô độc một mình. Thực ra chính phủ từng hỏi han ông, hỏi ông có yêu cầu giúp đỡ gì không, ông đều từ chối hết, ông hiểu mình đã không còn là vị vua ở trên cao được người người tôn sùng kia nữa, bây giờ ông chẳng qua chỉ là một người dân bình thường mà thôi, là một thành viên mới của Tân Trung Quốc, sao dám đòi hỏi đãi ngộ khác với những người khác. Nói thế nào thì cuộc đời của Phổ Nghi cũng là một cuộc đời trong bất hạnh có một chút may mắn.
Vì ông là người duy nhất trong nhiều vị vua cảm nhận được Tân Trung Quốc, là người từng sống trong Tân Trung Quốc, nửa đời trước và nửa đời sau của ông có phương thức sống hoàn toàn khác nhau, khiến ông có những trải nghiệm và nhận thức khác nhau. Thế nên mới nói ông vẫn có chút may mắn.
Nếu nhìn lại cuộc sống mà ông từng sống trong chốn hoàng cung cổ kính trước kia, ông sẽ nghĩ gì? Liệu có cảm thấy số phận bất công không? Có thấy không cam tâm không? Những điều này đều không còn quan trọng nữa rồi, vì đây chính là hiện thực xã hội mà ông không không thể thay đổi được nữa.