Bạo lực EURO 2024: Nỗi ám ảnh sau những trận cầu đỉnh cao.
Đối với ĐT Gruzia, đây là kỳ EURO đầu tiên mà họ góp mặt sau khi họ vượt qua vòng loại đầy kịch tính, đánh bại Hy Lạp trên chấm phạt đền trong trận play-off.
Mặc dù là tân binh tại EURO, nhưng CĐV Gruzia đã "ghi đậm" dấu ấn bằng những màn boxing, tỉ thí từ ngoài vào trong sân vận động. Vào ngày 18/6, CĐV Thổ Nhĩ Kỳ và Georgia cũng đã có hành vi quá khích trên khán đài trong trận đấu giữa hai đội. Họ ném pháo sáng và la hét những lời khiêu khích, khiến cho trận đấu phải tạm dừng trong vài phút.
Trước đó vào ngày 16/6, CĐV giữa ĐT Anh và Serbia cũng đã xảy ra những vụ ẩu đả trước trận đấu. Hàng trăm CĐV từ hai phía đã ném chai lọ, pháo sáng và lao vào đánh nhau, khiến cho cảnh sát phải can thiệp bằng hơi cay. Vụ việc khiến nhiều người bị thương, trong đó có một CĐV Anh bị chấn thương nặng ở vùng đầu.
Thực tế, bạo lực CĐV không phải là vấn đề mới tại các kỳ EURO. EURO 2000 được xem là giải đấu có nhiều vụ bạo lực nhất trong lịch sử với 51 vụ bạo lực. Trong khi đó, ở 2 kỳ EURO gần nhất là 2016 có 39 vụ và năm 2020 có 28 vụ.