Vậy những thứ mà người xưa khuyên không nên vứt đi khi chuyển nhà là gì vậy?
"Tân gia" là một trong những sự kiện lớn lao nhất trong đời người. Đây chính là một trong những mục tiêu mà hầu hết mọi người lao động đều hướng đến.
Khi mua được nhà, rời bỏ nơi ở cũ, đến ngôi nhà mới là điều mà ai cũng cảm thấy ngóng chờ. Mọi người thường có xu hướng vứt bỏ các đồ cũ, mua sắm lại khi đến nhà mới.
Tuy nhiên người xưa cho rằng có một số đồ cũ tuyệt đối không nên vứt đi, nếu không thì phước lành, tàu lộc cũng bị "vứt" theo. Vậy những thứ mà người xưa khuyên không nên vứt đi trong quá trình đến nhà mới là gì vậy?
Người xưa nhấn mạnh: "“Thư trung hữu ngọc” tức là trong sách có ngọc hay “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng/Không bằng kinh sử một vài pho”.
Từ xa xưa, mọi người có truyền thống coi sách là "vũ khí" thần kỳ giúp con người thay đổi vận mệnh, mở rộng tầm nhìn ra thế giới và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá của người đi trước.
Vì vậy, trong mắt người xưa, một gia đình có hy vọng hay không có thể đánh giá qua việc con cháu trong gia đình có chăm chỉ học hành hay không.
Đọc sách không chỉ có thể mở rộng tầm nhìn của một người mà còn thay đổi tính khí của một người. Đối với trẻ em nghèo nhà nông, học tập cũng là con đường tốt nhất để vượt qua giai cấp và thay đổi số phận.
Vì vậy, khi chuyển sang nhà mới, mọi người không nên vứt bỏ sách cũ. Vì theo người xưa, như vậy là vứt bỏ sự hiếu học của gia đình, "vứt bỏ tri thức" là điềm không tốt khi chuyển đến nhà mới.
Thời xa xưa, trong cuộc sống hằng ngày, cha ông luôn có tục lệ để lại những vật gia truyền có giá trị hoặc có truyền thống lâu đời trong gia đình cho con cháu.
Những đồ vật cổ xưa này có đồ vật có giá trị nhưng cũng có đồ vật tưởng chừng rất tầm thường nhưng lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa đẹp đẽ như lòng hiếu thảo, trí tuệ và sự kế thừa truyền thống gia đình.
Nó cũng được coi là sự kế thừa liên tục của các phước lành, sự may mắn, tài lộc của gia đình. Nó chứa đựng những lời nói, việc làm của tổ tiên về cách ứng xử trong xã hội, đồng thời cũng chứa đựng niềm khao khát, mưu cầu một cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp trong tương lai của người xưa.
Vì vậy, người xưa cho rằng, khi chuyển đến nhà mới không nên vứt bỏ các vật gia truyền như vậy có thể sẽ vứt bỏ phước lành của cha ông để lại.
Bát cơm là dụng cụ dùng trong bữa ăn hàng ngày của con người. Ngày xưa người ta gán cho nó một ý nghĩa sâu xa khác, "bát cơm" còn được coi là sự nghiệp, công việc của con người.
Trong mắt người xưa, nếu vứt bát cơm khi di chuyển cũng giống như vứt bỏ "cần câu cơm" mà bạn dùng để nuôi sống gia đình, mang ý nghĩa không may mắn.
Vì vậy, thời xa xưa, khi con người di chuyển, bát cơm hàng ngày của họ sẽ không dễ dàng bị vứt đi mà sẽ được mang nguyên vẹn đến nơi ở tiếp theo, nhằm cầu mong vận may tiếp tục được cải thiện, gia chủ tiếp tục vững vàng "kiếm cơm" nuôi sống bản thân và gia đình.
Do đó, người xưa khuyên không nên vứt bỏ bát cơm khi chuyển đến nhà mới.
Người xưa dặn: "Chuyển nhà vứt 3 thứ, phước lành cũng đi theo". Đó là kinh nghiệm thực tế của người xưa trong việc ứng xử, là sự khao khát của họ về một cuộc sống hạnh phúc và tươi đẹp trong tương lai.
Những tâm niệm này vẫn luôn đúng với chúng ta trong cuộc sống hiện tại. Việc mang về nơi ở mới 1 số đồ cũ như sách cũ, vật gia truyền cũ, bát cơm cũ có ý nghĩa tượng trưng nhưng rất tốt lành, là mong muốn của con người được nối tiếp truyền thống tốt lành của gia đình khi đến nơi ở mới. Thật đẹp đẽ và sâu sắc!