Dân Việt

Lăng Tần Thủy Hoàng rốt cuộc đã đổ bao nhiêu thủy ngân?

Vũ Phong 26/06/2024 16:32 GMT+7
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn mà đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa thể giải mã được hết. Không chỉ là thiên cổ nhất đế mà ngay cả khi qua đời Tần Thủy Hoàng vẫn khiến nhiều người khiếp sợ trước uy quyền của ông.

Lăng mộ là nơi khiến nhiều người nổi lên lòng tò mò nhất. Trong rất nhiều lăng mộ của các vị hoàng đế Trung Quốc cổ đại, lăng mộ thu hút nhiều sự quan tâm nhất chính là lăng mộ của Tần Thủy Hoàng ở Thiểm Tây, Trung Quốc. Chủ nhân lăng mộ chính là Tần Thủy Hoàng - Vị hoàng đế đầu tiên trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Ông đã để lại vô số các bí ẩn chưa có lời giải, bên dưới lăng mộ được chôn rất nhiều vàng bạc châu báu.

Ngày nay, tượng binh mã mà mọi người nhìn thấy chỉ chiếm khoảng 3/10 diện tích hoàng lăng mà thôi. Ở sâu hơn nữa dưới lòng đất có cảnh tượng mà mọi người vẫn chưa từng phát hiện ra.

Biển thủy ngân

Tuy nhiên, từ khi lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện trong vài chục năm trở lại đây chưa có ai may mắn thám hiểm được bí mật dưới địa cung khổng lồ này. Tần Thủy Hoàng đã thiết kế rất nhiều cơ quan (bẫy) bên dưới địa cung nhằm chống những tên đạo mộ vào trộm mộ của mình.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng có tổng diện tích lớn hơn Cố Cung gấp 70 lần. Vài ngàn năm trở lại đây, tường bao bên ngoài đã bị những tên đạo mộ phá hủy hết. Tuy nhiên, theo điều tra của các nhà khoa học, chưa từng có ai thành công xâm nhập vào cung điện ngầm dưới lòng đất. Nguyên nhân rất có khả năng là lăng mộ Tần Thủy Hoàng chứa rất nhiều thủy ngân.

Lăng Tần Thủy Hoàng rốt cuộc đã đổ bao nhiêu thủy ngân?- Ảnh 1.

Thủy ngân có kí hiệu hóa học là Hg, là một chất lỏng hóa học có độc, có hại tới cơ thể người. Tư Mã Thiên đã từng ghi chép trong "Sử ký" rằng: "Khi Tần Thủy Hoàng xây dựng lăng mộ đế vương đã ra lệnh cho các thợ xây đổ thủy ngân làm biển". Sau khi điều tra phát hiện, địa lăng Tần Thủy Hoàng có bất thường về thủy ngân rõ rệt, thủy ngân phân bố chủ yếu ở phần phía đông nam và phía tây nam, còn ở phần phía đông bắc và tây bắc lại khá ít. Nếu như phân bố thủy ngân đại diện cho sông ngòi biển cả, vậy thì nó có sự trùng hợp kỳ lạ với phân bố biển Bột Hải và biển Hoàng Hải ở Trung Quốc.

Đúng là chỉ có thiên tài mới có thể nghĩ ra việc dùng thủy ngân để làm sông biển trong địa cung. Điều này đã đủ biết khi ấy Tần Thủy Hoàng tung hoành tứ phương, hợp nhất thiên hạ, vô cùng đắc ý với thành tựu mà mình đạt được, cả đời ông có một dã tâm chinh phục thiên hạ vô cùng lớn. Cho dù là đã chết cũng muốn đem giang sơn theo mình xuống mộ, cùng ông chìm trong giấc ngủ ngàn thu.

Theo các chuyên gia thống kê, thủy ngân trong địa cung lăng mộ Tần Thủy Hoàng lên đến khoảng 100 tấn. Kỹ thuật luyện hóa học thời cổ đại không hề phát triển như ngày nay, có thể tích được số lượng thủy ngân nhiều như vậy phần nào có thể chứng minh sự kiểm soát của Tần Thủy Hoàng đối với quốc gia thời đó. Chỉ có quốc vương thống nhất vương triều mới có năng lực khuynh đảo cả nước, đổ đầy "sông thủy ngân" dưới địa cung lăng mộ như vậy.

Sự hưng thịnh và suy thoái của triều đại

Ngoài ra, thủy ngân còn có thể chống ăn mòn và trộm cắp. Trong rất nhiều ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra có dấu tích của thủy ngân. Người cổ đại cho rằng loại chất lỏng có độc dễ bay hơi này có thể khiến họ giữ nguyên hình dạng ban đầu sau khi chết. Người bình thường không thể mua nổi thứ chất độc đắt đỏ này, nhưng những quý tộc giàu có thì việc đổ thủy ngân vào trong mộ là một phương pháp rất phổ biến. Là một hoàng đế đam mê với trường sinh bất tử, Tần Thủy Hoàng đương nhiên cũng muốn dùng thủy ngân để bảo vệ thi thể của mình.

Lăng Tần Thủy Hoàng rốt cuộc đã đổ bao nhiêu thủy ngân?- Ảnh 2.

Tuy nhiên, đôi lúc mọi chuyện không hề hoàn hảo như Tần Thủy Hoàng nghĩ. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, Triệu Cao đã bí mật âm mưu đoạt quyền, giấu giếm sự thật là hoàng đế đã chết, giả truyền thánh chỉ giết chết con trai ông là Phó Tiêu, ủng hộ Tần Nhị Thế Hồ Hợi. Sau khi hoàng đế mới đăng cơ, nhiều đại thần trong triều bắt đầu chuẩn bị tang lễ cho hoàng đế một cách chỉn chu.

Vì đã để bên ngoài quá lâu nên thi thể của Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu thối rữa. Để che giấu điều này, Triệu Cao đã nhồi cá muối vào trong thùng xe ngựa để át đi mùi hôi thối, vị hoàng đế uy phong lừng lẫy một thời cuối cùng lại rơi vào bước đường như vậy. Vì thế, dùng thủy ngân để chống thối rữa là việc không cần thiết đối với Tần Thủy Hoàng.

Nhưng thủy ngân còn có một ưu điểm nữa, đó là chống trộm. Người tiếp xúc với thủy ngân sẽ chết, môi trường bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng hoàn toàn khép kín, trong môi trường như vậy mà hít phải thủy ngân sẽ sinh ra khí độc chết người. Vì thế, bao nhiêu năm nay, vô số tặc đạo mộ có ý đồ đột nhập vào lăng mộ Tần Thủy Hoàng để trộm châu báu nhưng đều thất bại. Vị bá vương Tần Thủy Hoàng này lúc sống khống chế cả thiên hạ, lúc chết cũng không dễ chọc vào.

Ngay cả những đại tướng như Hạng Vũ, Hoàng Sào đều bị dọa sợ không dám vào lăng Tần Thủy Hoàng. Những cơ quan bên trong địa cung khiến người ta phải sợ hãi. Mọi người sợ vị đế vương được chôn dưới địa cung kia tức giận. Mọi người đều vô cùng kính sợ Tần Thủy Hoàng. Mọi người vẫn luôn suy đoán rằng biển thủy ngân bên dưới địa lăng là có thật hay là câu chuyện thần thoại mà những người sợ Tần Thủy Hoàng phẫn nộ bịa ra. Những kết quả điều tra của các chuyên gia sau này chứng minh, truyền thuyết này hóa ra lại là một câu chuyện có thật, 100 tấn thủy ngân đang chảy bên dưới địa cung thần bí.

Lăng Tần Thủy Hoàng rốt cuộc đã đổ bao nhiêu thủy ngân?- Ảnh 3.

Trên ngọn núi gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng có mọc vài cây lựu. Những cây lựu này vốn dĩ có thể mọc cao tới 3 - 4 mét nhưng vì ở gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng nên những cây này lại thấp bé bất thường, không hề có sức sống. Chúng mọc phía trên địa cung, chắc chắn đã bị ảnh hưởng bởi biển thủy ngân, nếu đến cây cối còn như vậy thì huống hồ là con người.

Giấc mộng ngàn năm

Trong "Bác vật chí" có ghi chép thời gian Tần Thủy Hoàng xây dựng lăng mộ đã sử dụng hàng ngàn vạn người thợ, đất đá vô số chất đống thành núi chắn ngang sông Vệ Hà để rồi xây dựng nên một công trình lăng mộ vĩ đại như vậy. Những thợ xây năm đó đều bị Tần Nhị Thế giết hết. Lăng Tần Thủy Hoàng là tượng trưng cho huy hoàng, là chứng minh của máu và nước mắt. Có lẽ trong tình huống cực đoan lại hoàn toàn ngược lại. Lăng Tần Thủy Hoàng hùng vĩ xây dựng được vài năm đã bị xô đổ, lăng Tần Thủy Hoàng đã tồn tại mấy ngàn năm. Thế nhưng, giấc mộng lý tưởng về vương triều thiên cổ của Tần Thủy Hoàng lại trở thành bong bóng, tan thành mây khói. Chỉ có lăng mộ Tần Thủy Hoàng vĩ đại tồn tại đến ngày nay mới khiến người ta tưởng tượng ra được chút tàn dư của ánh hào quang năm nào của một đế quốc hùng mạnh.

Rất nhiều người tò mò rằng lăng mộ Tần Thủy Hoàng không thể bị khai quật được, ít nhất đến hiện tại đáp án là không thể, vì thủy ngân là vấn đề nan giải. Từ kết quả điều tra cho thấy, thủy ngân bên trong huyệt mộ không hề cạn đi. Nếu như chất kịch độc này chảy lan ra ngoài thì sẽ gây ra sự nguy hại lớn đến mức nào.

Lăng Tần Thủy Hoàng rốt cuộc đã đổ bao nhiêu thủy ngân?- Ảnh 4.

Tiếp đó, các nhà khảo cổ thường khai quật mang trục vớt (cứu chữa, bảo tồn), có sự khác biệt về bản chất so với đạo mộ. 

Thông thường, khi một ngôi mộ bị phá hủy nghiêm trọng, các nhà khảo cổ sẽ không dễ dàng manh động. Vì thế giới bên ngoài sẽ phá hủy những văn vật bên trong, vì thế để văn vật "ngủ vùi" dưới lòng đất cũng là một cách bảo tồn. Trừ phi lăng mộ bị sập, nước sông chảy vào,... thì sẽ buộc phải khai quật. 

Rất rõ ràng, lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn chưa đạt tới mức độ nghiêm trọng như vậy, hơn nữa lăng mộ này vẫn được bảo tồn rất tốt, không cần thiết phải khai quật. Huống hồ, con người không thể dự đoán được tình hình bên dưới lòng đất. 

Nếu việc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng gây ra sự phá hủy không thể cứu vãn được đối với lăng mộ thì không còn giá trị ban đầu của nó nữa. Trong khi đó, diện tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng lớn như vậy, với kỹ thuật ngày nay, muốn khai quật được nguyên vẹn tất cả, đặc biệt là phần phía dưới lòng đất thì ít nhất cũng phải mấy chục năm, biến số vô cùng lớn. Cho dù là có tiến hành khai quật như vậy thì cũng không thể sắp xếp tốt được các công tác bảo tồn về sau.

Vì thế, hãy cứ để bí mật mấy ngàn năm qua mãi mãi "ngủ sâu" dưới lòng đất. Có lẽ có một ngày, khi kỹ thuật của con người đạt tới trình độ cao siêu hơn thì có thể khám phá được bí mật dưới địa cung.