Dân Việt

“Áo” mới của di tích giếng nước “thần” trăm năm chưa bao giờ cạn ở Quảng Ngãi

Công Xuân 20/07/2024 13:00 GMT+7
Bụi dại, cỏ hoang trùm phủ um tùm xung quanh hôm nào, giờ hình hài của di tích lịch sử văn hoá “Giếng vua" ở Lý Sơn đã được thay thế bằng công viên nhỏ đầy hoa và cây cảnh, sạch đẹp và tươm tất.

Dáng hình mới cho giếng Xó La

Không như nhiều thập kỷ kể từ khi hình thành và tồn tại trước đó, hiện giếng nước ngọt Xó La, còn có một số tên gọi khác như "Giếng vua", "Giếng Gia Long" đã được "thay áo" mới đẹp,  tương xứng với tên gọi di tích lịch sử văn hoá của vùng đất này.

“Áo” mới của di tích giếng nước “thần” trăm năm chưa bao giờ cạn ở Quảng Ngãi- Ảnh 1.

Khuôn viên di tích giếng nước Xó La. Ảnh: C.X

Theo đó, những bụi dại, cỏ hoang mọc trùm phủ um tùm xung quanh, với đường đi chỉ là 1 lối mòn nhỏ hôm nào, giờ đã được chính quyền huyện đảo Lý Sơn đầu tư xây dựng thành công viên mini đầy hoa và cây cảnh, với nền lát gạch, tráng xi măng sạch đẹp, trở thành 1 điểm đến đặc biệt của nhiều du khách khi đặt chân đến hòn đảo này.

Đại diện chính quyền huyện Lý Sơn nhìn nhận, dù rất nổi tiếng nhưng nhiều năm trước, do điều kiện ngân sách khó khăn và du lịch của Lý Sơn, chưa vang danh như bây giờ, cho nên cùng với các danh lam, thắng cảnh và cả một số di tích khác, giếng Xó La chưa được đầu tư và tu bổ.

Đến thời gian gần đây, từ sự hỗ trợ của cấp ngành của tỉnh và một số nguồn khác nhau, huyện Lý Sơn đã đầu tư nhiều tỷ đồng tôn tạo các danh lam, thắng cảnh, di tích và giếng Xó La… để tương xứng với ý nghĩa văn hoá, tạo điểm đến cho du khách khi ra tham quan, du lịch ở Lý Sơn.

“Áo” mới của di tích giếng nước “thần” trăm năm chưa bao giờ cạn ở Quảng Ngãi- Ảnh 2.

“Áo” mới của di tích giếng nước “thần” trăm năm chưa bao giờ cạn ở Quảng Ngãi- Ảnh 3.

Cận cảnh di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh giếng Xó La. Ảnh: C.X

“Áo” mới của di tích giếng nước “thần” trăm năm chưa bao giờ cạn ở Quảng Ngãi- Ảnh 4.

Cây cảnh và hoa trồng trong khuôn viên giếng. Ảnh: C.X

Riêng đối với giếng Xó La, vào tháng 8/2017, đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Giếng nước ngọt đặc biệt có 1-0-2 của "Maldives" Việt Nam

Giếng Xó La nằm ở khu vực trung tâm huyện đảo Lý Sơn, thuộc thôn Đông An Vĩnh, có bán kính miệng giếng gần 1m, sâu khoảng 5m.

“Áo” mới của di tích giếng nước “thần” trăm năm chưa bao giờ cạn ở Quảng Ngãi- Ảnh 5.

Nước giếng Xó La luôn trong vắt và chưa bao giờ cạn sau nhiều thập kỉ kể từ khi hình thành và tồn tại. Ảnh: C.X

Theo truyền thuyết mà người dân kể lại thì trong lần chạy lánh nạn ra đảo Lý Sơn, Vua Gia Long được báo mộng nên cho quân lính đào và tạo nên giếng nước này.

Trước khi rời khỏi đảo, Vua Gia Long đã ra lệnh cho người dân trên đảo phải giữ lại giếng, vì vậy nên nó còn được gọi là "Giếng vua", hay "Giếng Gia Long".

Gọi Xó La là giếng nước đặc biệt, có 1-0-2 là bởi vị trí được đào và nằm cách mặt nước chỉ hơn 10 bước chân, cho nên mỗi khi biển động, sóng to vung bọt vào, nhưng nước vẫn ngọt lịm và trong vắt.

“Áo” mới của di tích giếng nước “thần” trăm năm chưa bao giờ cạn ở Quảng Ngãi- Ảnh 6.

Mưu sinh từ giếng nước Xó La. Ảnh: C.X (chụp tháng 8/2017)

Chưa hết, qua hàng trăm năm hình thành và tồn tại cho đến tận bây giờ, dù bất cứ nắng hạn gay gắt đến đâu và thậm chí nhiều thời điểm, hàng trăm giếng khác trên đảo rơi vào cảnh cạn kiệt trơ đáy, nhưng nước giếng Xó La vẫn đầy ắp và chưa cạn bao giờ.

Cũng theo lời nhiều bậc cao tuổi ở Lý Sơn, không có giếng nào trên đảo mà khi đun sôi pha trà, nấu rượu ngon như nước giếng Xó La.

“Áo” mới của di tích giếng nước “thần” trăm năm chưa bao giờ cạn ở Quảng Ngãi- Ảnh 7.

“Áo” mới của di tích giếng nước “thần” trăm năm chưa bao giờ cạn ở Quảng Ngãi- Ảnh 8.

Giếng nước Xó La tại thời điểm được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2017. Ảnh: C.X

Chính vì sự đặc biệt như vậy cho nên giếng nước Xó La, còn là nơi mưu sinh của hàng chục người dân trên đảo Lý Sơn trong mùa khô hạn.

“Áo” mới của di tích giếng nước “thần” trăm năm chưa bao giờ cạn ở Quảng Ngãi- Ảnh 9.

Hình ảnh hiện tại của giếng nước Xó La. Ảnh: C.X

Bởi nhiều thời điểm nắng hạn quá dữ dội, dẫn đến hàng loạt giếng nước cung cấp sinh hoạt trên đảo phải phơi đáy, một số người dân đã dùng xe đạp, gắn máy đến giếng Xó La để múc, đổ vào can nhựa (20 – 30 lít/can) rồi thồ, chở đi bán cho nhiều gia đình trên đảo có nhu cầu, với giá tuỳ thường điểm từ 15 – 30.000 đồng/can.