Mặc dù chưa thực hiện cải cách tiền lương như dự kiến trước đó nhưng Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng, thay vì 1.800.000 triệu đồng trước đó.
Như vậy, bảng lương mới giáo viên hạng 3 từ ngày 1/7/2024 sẽ được điều chỉnh tăng 30% như sau:
Lương mới giáo viên hạng 3 từ ngày 1/7/2024 được chia theo các cấp Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT. Các cấp sẽ chia giáo viên thành hạng 1, 2, 3 và bậc khác nhau. Trong đó, riêng giáo viên Mầm non sẽ có 10 bậc, còn giáo viên Tiểu học, THCS, THPT sẽ có 9 bậc.
Bảng lương mới giáo viên hạng 3 Mầm non từ ngày 1/7/2024: Thấp nhất là 4.914.000 đồng, cao nhất là 11.443.000 đồng.
Chi tiết bảng lương giáo viên Mầm non hạng 3 từ ngày 1/7/2024:
Bảng lương mới giáo viên hạng 3 Tiểu học từ ngày 1/7/2024: Thấp nhất là 5.476.000 đồng, cao nhất là 11.653.000 đồng.
Chi tiết bảng lương giáo viên Tiểu học hạng 3 từ ngày 1/7/2024:
Bảng lương mới giáo viên hạng 3 THCS từ ngày 1/7/2024: Thấp nhất là 5.476.000 đồng, cao nhất là 11.653.000 đồng.
Chi tiết bảng lương giáo viên THCS hạng 3 từ ngày 1/7/2024:
Bảng lương mới giáo viên hạng 3 THPT từ ngày 1/7/2024: Thấp nhất là 5.4756.000 đồng, cao nhất là 11.653.000 đồng.
Chi tiết bảng lương giáo viên THPT hạng 3 từ ngày 1/7/2024:
Công thức tính tiền lương giáo viên như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương + phụ cấp + thâm niên (nếu có)
Với mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo sẽ chia theo từng mức:
Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo
Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.
Cụ thể, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính như sau:
Phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Lương cơ sở x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.
Trong đó, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP như sau:
- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
Cô Ngô Thị Hường, giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất của Trường THCS Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, bày tỏ: "Bắt đầu từ ngày 1/7/2024, bảng lương của giáo viên sẽ được thay đổi khi nâng mức lương cơ sở lên 2.340.000 triệu đồng. Đây là niềm vui lớn, là niềm hạnh phúc với giáo viên chúng tôi. Tăng nhiều hay ít thì việc thay đổi thêm đồng lương để giáo viên có thêm tiền chăm lo cho gia đình hơn. Hơn nữa, tăng lương cũng là sự quan tâm của các cấp đến đời sống giáo viên".
Cô Hường cho hay, là giáo viên bộ môn Giáo dục thể chất nên ngoài tiền lương, cô không có thêm khoản thu nhập nào khác. Để có thêm chi phí sinh hoạt, cô phải tranh thủ đi bán hàng online nên cuộc sống khá vất vả.
Thầy Phan Thế Hoài, giáo viên THPT ở TP.HCM cho hay: "Giáo dục là ngành lao động đặc thù, cho nên được lương cao sẽ có nhiều người giỏi vào Sư phạm. Cùng với đó, ngành Giáo dục sẽ tuyển được nhiều giáo viên giỏi. Thầy giỏi ắt sẽ có trò giỏi, sẽ góp phần đào tạo được nguồn nhân lực cao cho đất nước.
Ngoài ra, trả lương cao thì giáo viên mới toàn tâm toàn ý với nghề. Hiện nay, nhiều giáo viên phải làm nghề "tay trái" để mưu sinh vì đồng lương không thể nuôi sống bản thân, gia đình. Tuy vậy, xếp lương cao nhưng cũng tránh cào bằng, kiểm soát lạm phát thì việc tăng lương mới có ý nghĩa.
Việc tăng lương là cả một câu chuyện dài vì ngân sách Nhà nước có hạn. Quan điểm của tôi, ngành giáo dục cần quyết liệt tinh giảm biên chế để có tiền tăng lương cho giáo viên. Đừng sợ tinh giản sẽ thiếu giáo viên, vì nhiều người muốn dạy vượt tiết định mức để có thêm thù lao".