Đây là cây cảnh mà người dân xưa thường sử dụng như rào chắn để ngăn trộm vặt vào nhà lấy đồ, nhặt trộm trứng gà hay vặt trái cây trong vườn: Xương rồng lê gai.
Cây cảnh này có hình dáng kỳ lạ, giống như những miếng bánh mỏng dẹt màu xanh, nối lại với nhau một cách thô sơ. Trên bề mặt tua tủa gai nhọn.
Chúng ken dày đến mức, nếu bạn cố ý trồng một bức tường xương rồng lê gai thì sẽ không có con người hay vật nuôi nào có thể chui qua mà không trầy da chóc vảy, đổ máu ngay tại hiện trường.
Xương rồng lê gai là cây mọc hoang dã, đầu xa cách và kiêu hãnh. Khó ai có thể lại gần chúng nhưng cũng có có gì ngăn cản chúng vươn thẳng, phát triển nhanh chóng.
Loài cây cảnh này có thể sống tới 70-80 năm, khi đến một độ tuổi già nua nào đó, chúng thực sự thành các quái vật với thân cây uốn lượn kỳ dị, thô ráp, những "phiến lá" phủ kin gai, vươn thẳng lên trời một cách đầy đe dọa.
Chúng độc đáo, mạnh mẽ, lại dễ thương và dường như có linh hồn mềm mại, dịu dàng ẩn dấu dưới vẻ bề ngoài xù xì ấy.
Xương rồng lê gai có tên tiếng Anh là Prickly pear, devil's tongue (lưỡi quỷ), tên khoa học là Opuntia humifusa hoặc Opuntia ficus-indica thuộc gia đình Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ châu Mỹ.
Trong đó giống Opuntia humifusa (xương rồng lê gai phương Đông) thường được trồng ở sân vườn vì có kích cỡ nhỏ hơn Opuntia ficus-indica (xương rồng lê gai Ấn Độ) mọc ở sa mạc có thể cao đến 4-5m.
Tuy nhiên, vẻ ngoài của hai loài này là rất khó phân biệt, từ hình dáng, thân hình, hoa và hay quả.
Xương rồng lê gai có cành lá rất đặc biệt. Chúng là những cụm cây bụi nhiều thịt, cao 2-3 mét. Thân cây màu xanh lá cây bao gồm các đoạn mọng nước, dẹt, hình bầu dục hoặc hình thìa, nối liền với nhau tạo thành các "khớp" kỳ dị.
Trên bề mặt các đoạn mọng nước này đều phủ kín gai nhọn, cứng và dài, khá nguy hiểm khi tiếp xúc. Thân chính xương rồng dần dần phát triển thành thân gỗ màu xám hoặc xanh lục, khi trồng lâu năm, cây có thể cao đến 4-5m.
Các cành xương rồng xòe rộng sang xung quanh, tạo thành thế cây rất vững chắc nếu trồng ngoài tự nhiên.
Nguyên nhân chính dẫn đến hình dáng này của cây cảnh là do khí hậu nơi bản địa của nó khô cằn, nóng bức. Để thích nghi với điều kiện môi trường khô cằn và giảm lượng nước bốc hơi, lá ban đầu của xương rồng lê gai dần bị thoái hóa thành gai.
Mặc dù xương rồng là một loại cây cứng và có gai nhưng hoa của nó rất đẹp. Hoa xương rồng lê gai thường có màu vàng nhưng 1 số loài có màu đỏ hoặc màu cam.
Nhiều cánh hoa xếp chồng lên nhau mở thành hình chiếc cốc lớn, có thể lên đến 5-6cm. Đầu nhụy màu xanh lục ở giữa được bao quanh bởi nhiều nhị hoa có đầu phấn hoa, có mùi thơm ngọt.
Mỗi bông hoa chỉ tồn tại một ngày nhưng một chùm nụ sẽ nở trong nhiều ngày. Một nhóm cây có thể nở hoa trong vài tuần.
Cây cảnh này nở hoa vào mùa hè, lượng hoa khá nhiều. Sau khi hoa tàn có thể kết quả chi chít trên thân. Quả xương rồng lê gai cũng rất đẹp, hình trứng, có màu sắc biến đổi từ xanh, vàng, đỏ đến tím, treo thành hàng ở mép thân cây nhìn dễ thương và đẹp mắt.
Phải nói rằng sức sống của xương rồng lê gai mạnh mẽ đến mức không ai quan tâm đến nó, nó tự mình hấp thụ tinh hoa của mặt trời và mặt trăng, dù không có đất đai màu mỡ thì nó vẫn có thể mọc lên tươi tốt, càng ngày càng bá đạo, ngang tàng, có thể trở thành "quái vật" thực sự.
1. Giá trị bảo vệ ngôi nhà
Trước đây, những hàng rào xương rồng lê gai có tác dụng rất quan trọng để bảo vệ gia đình, ngăn chặn trộm vặt.
Hơn nữa, hoa, quả của xương rồng không chỉ đẹp, không chỉ để ngắm mà còn bổ sung nguồn thực phẩm quý giá cho gia đình trong hoàn cảnh thiếu thốn ngày xưa.
Trước đây, nhà của nông dân được làm bằng gạch bùn và ngói, tường trong sân của họ về cơ bản được làm bằng tường đá hoặc đất. Nếu thời gian trôi qua, những bức tường tiếp xúc với gió mưa sẽ bị hư hỏng và ngày càng nhỏ đi.
Và khi cây xương rồng được trồng trên bức tường đất ở vùng nông thôn, nó có thể bảo vệ bức tường rất tốt.
Bởi vì cây xương rồng lê gai có thân rộng và rậm rạp. Nếu trồng trên tường, nó có thể bảo vệ bức tường khỏi bị mưa xói mòn rất tốt.
2. Giá trị làm cảnh
Ngày nay, mọi người trồng xương rồng lê gai chủ yếu để làm cảnh. Thân và hoa xương rồng có nhiều hình dạng khác nhau và có giá trị trang trí cao.
Chúng có thể được đặt làm cây trồng trong chậu trên ban công, bậu cửa sổ hoặc phòng học, hoặc có thể trồng trên mặt đất trong sân và vườn để tạo nên phong cách nhiệt đới Nam Mỹ mạnh mẽ.
3. Thanh lọc không khí
Quá trình hô hấp của lá xương rồng diễn ra chủ yếu vào ban đêm. Khi thở, nó hít vào khí carbon dioxide và thải ra oxy. Cây cảnh được mệnh danh là “máy sản xuất oxy vào ban đêm”.
4. Giá trị thực phẩm
Cả lá và quả của cây xương rồng đều có thể ăn được. Mọi người có thể gọt bỏ gai dùng lá xương rồng như một loại rau, làm salad hoặc súp.
Quả xương rồng khá tươi ngọt, có thể ăn như quả thanh long. Ngày nay, nhiều vùng trồng xương rồng lê gai để lấy quả chế biến thành đồ hộp, làm nước ép hoa quả hay ngâm rượu... Hương vị của loại nước uống này khá độc đáo.
Quả xương rồng có thể ăn tươi, làm mứt, thạch, kem... tùy thích, bạn có thể ăn cả thịt và hạt. Vị quả xương rồng gần giống với kiwi nhưng ko chua bằng.
Có thể nói, xương rồng lê gai hiện là loại thực phẩm được ưa chuộng, với hương vị lạ miệng với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết sức khỏe như sắt, vitamin B, C.
Không chỉ là thực phẩm với con người, người dân còn thu hoạch thân cây làm thức ăn để chăn nuôi gia súc rất tốt.
5. Giá trị dược liệu
Cây xương rồng lê gai là cây thuốc cực kỳ quý giá. Trong Đông y, xương rồng lê gai có tính hàn, không độc, có tác dụng bổ khí và hoạt huyết, làm mát máu, cầm máu, giải độc, giảm sưng tấy, tiêu mủ và thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp.
Nó chủ yếu được sử dụng để điều trị vết loét, sưng tấy và ho. Xương rồng lê gai cũng có thể giúp thông khí và kích hoạt tuần hoàn máu, tăng cường dạ dày và giảm đau, thông họng và làm ẩm phổi.
Cây cảnh này còn có tác dụng giảm cân, loại bỏ cellulite và làm đẹp da. Rất thích hợp sử dụng trong mỹ phẩm làm đẹp.
6. Giá trị phong thủy
Xương rồng lê gai cũng giống như các loài xương rồng khác có ý nghĩa rất quan trọng trong phong thủy. Cây cảnh này được nhà giàu ưa thích vì có thể gia tăng sự thịnh vượng cho gia đình.
Trong phong thủy, loại cây này có tác dụng trấn trạch, xua đuổi những điều không may mắn ra khỏi nhà.
Vì đặc điểm thường xanh tốt quanh năm, với những chiếc gai nhọn và hình dáng mạnh mẽ, xương rồng lê gai lại có ý nghĩa xua đuổi tà khí trong phong thủy, có thể giải trừ vận rủi, xua tan xui xẻo cho gia đình.
Tuy nhiên, mọi người thường kiêng đặt cây có gai trong nhà vì sợ ảnh hưởng vận khí đến gia chủ. Vì thế bạn có thể đặt xương rồng ban công, ngoài vườn hay sân trước nhà.
Cây cảnh thích môi trường ấm áp, khô ráo, nhiều nắng và thông gió tốt. Nó chịu được hạn hán nhưng không chịu lạnh. Nên trồng ở đất thịt pha cát màu mỡ, tơi xốp và thoát nước tốt.
Cố gắng đặt cây cảnh ở nơi có nắng, có ánh nắng tốt. Tưới nước ít hơn và không quá nhiều. Tránh tích tụ nước trong chậu và giữ đất ở độ ẩm vừa phải.
Tháng 6 đến tháng 8 là mùa sinh trưởng cao điểm của cây xương rồng, để cây cảnh phát triển nhanh chóng, việc tưới nước thường được thực hiện mỗi ngày một lần.
Khi trồng ngoài trời, chú ý thoát nước vào mùa mưa và không tưới nước trong thời gian cây cảnh ngủ nghỉ.
Bón phân cho cây cảnh trong mùa sinh trưởng mạnh, sử dụng phân phức hợp giàu nitơ, lân và kali hoặc phân hoa hòa tan trong nước cho cây trồng trong chậu.
Đồng thời sử dụng phân hữu cơ phân hủy hoàn toàn hoặc phân chuồng đã phân hủy để trồng trên mặt đất.
Cây cảnh xương rồng lê gai chứa đầy báu vật. Cánh hoa có thể ngâm nước uống. Cành lá có thể dùng làm thuốc và nấu ăn. Quả thơm ngọt làm thức ăn, đồ uống... Còn chần chừ gì mà bạn không trồng cho mình một vài cây?