Một vài hoàng đế nhà Minh, trong đó điển hình như Hồng Vũ Đế Chu Nguyên Chương, nạp đến 9.000 thê thiếp, nhiều người trong số cung nữ từng bị bắt cóc khỏi gia đình và bị cấm rời khỏi "nhà tù mạ vàng" trừ khi họ được gọi đến bên long sàn. Kể từ khi tục bó chân trở nên phổ biến ở triều đại này, người cung nữ cũng không thể chạy đi xa mà chỉ biết xuất hiện trong bộ dạng không mảnh vải che thân trước mắt nhà vua.
Hồng Vũ Đế Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra triều Minh được xem là một trong những vị vua có ảnh hưởng nhất đến tình cảnh thê thảm này. Ban đầu, với thân phận là một tu sĩ đi lang thang khắp Trung Hoa, ông trở thành một trong những vị vua có quyền lực nhất châu Á. Vào năm 1368, ông chỉ huy quân đội xâm lược Mông Cổ, những người từng cai trị Trung Hoa suốt cả thế kỷ. Sau khi lập nên triều đại của riêng mình, ông lấy quốc hiệu là Đại Minh, trong tiếng trung, từ này có nghĩa là rực rỡ.
Đằng sau những cánh cửa khép kín, không biết bao nhiêu tỳ thiếp bất hạnh đã bị giam chân và phải chịu đựng vô vàn uất ức. Niềm kiêu hãnh và sự ghen tuông đã đẩy Hồng Vũ Đế Chu Nguyên Chương đến mức kiểm soát mọi hoạt động trong cuộc sống của cung nữ. Thậm chí, ông còn ra lệnh rằng, sau khi mình qua đời, những cung phi hầu hạ ông đều phải theo hầu ông ở thế giới bên kia hoặc được chôn sống theo ông.
Nhiều đời hoàng đế tiếp theo vẫn duy trì phong tục khủng khiếp này. Tuy nhiên, sau đó, thật may mắn, Hoàng đế Chính Thống đã bãi bỏ tục lệ man rợ trên vào năm 1464. Cũng từ đó, thê thiếp của các vị vua đời sau không còn phải lo sợ sẽ mất mạng khi nhà vua băng hà.
Hoàng đế Chu Đệ trở nên nổi tiếng vì đã tìm ra kinh đô thứ hai cho Trung Quốc, ngoài Nam Kinh và đặt tên là Bắc Kinh (theo tên gọi ngày nay). Ở đây, ông đã xây dựng "Tử Cấm Thành", cung điện nguy nga của triều đình Trung Hoa tại Bắc Kinh (từ năm 1420-1912). Ông cũng đề ra nhiều cải cách về quân sự, kinh tế và giáo dục theo phong cách độc tài.
Vào năm 1421, ngay sau khi Hoàng đế Chu Đệ mở cửa Tử Cấm Thành vào ngày đầu năm mới, nhiều tin đồn cho rằng, một trong những phi tần được ông sủng ái nhất đã tự tử vì nàng từng tư thông với một thái giám trong nội cung do tình trạng bất lực của nhà vua.
Tử Cấm Thành hay Cố Cung, nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc.
Quá tức giận, vị vua này đã ra lệnh cho tất cả những người biết đến vụ việc đê tiện trên phải giữ im lặng. Ông hạ lệnh cho phi tần kia được chết và đem 2.800 tỳ thiếp khác ra hành quyết dưới hình thức tùng xẻo man rợ. Trong lần giết người hàng loạt này, những bé gái vô tội, dù mới chỉ 12 tuổi cũng phải chịu một kết cục bi thảm.
Mặc dù, vụ giết hại đẫm máu này không được lưu truyền trong các tài liệu sử sách chính thức nhưng đã được một tỳ thiếp của hoàng đế Chu Đệ viết lại. Không lâu sau đó, khi hoàng đế Chu Đệ băng hà, người tỳ thiếp này cùng với 15 phi tần khác của vị vua quá cố đã bị treo cổ bằng nhiều tấm lụa trắng trước các phòng trong Tử Cấm Thành.
Vị hoàng đế thứ 10 của nhà Minh, Chính Đức lên ngai vàng vào năm 1505, cảm thấy quá chán ngán với cảnh cung phụng của đám tỳ nữ và ưa thích trải nghiệm cuộc sống của một người dân thường. Nhà vua hay lặng lẽ cải trang ra ngoài hoàng cung vào ban đêm và thường lui tới các lầu xanh.
Tuy nhiên, việc này cũng không thể ngăn cản hoàng đế tiếp tục thu nạp thêm nhiều thê thiếp. Điều đáng nói nằm ở chỗ, một số cung nữ không có chỗ ở tử tế và đã bị bỏ đói cho đến chết.
Người kế vị ông, hoàng đế Gia Tĩnh luôn quan tâm đến việc tìm ra một loại thuốc có thể giúp ông trường sinh bất tử và ông tin rằng, thành phần chính của thần dược này là máu của các trinh nữ. Trong suốt triều đại của mình, ông đã ra lệnh cho hàng ngàn thiếu nữ còn trinh phải giao nộp lượng máu này cho Tử Cấm Thành.
Để đảm bảo cho sự tinh khiết của thuốc, cơ thể trinh nữ phải sạch sẽ và họ chỉ được ăn dâu và uống sương. Nhiều thiếu nữ đã chết vì đói khi bị ép thực hiện chế độ ăn này.
Vào năm 1542, một nhóm nữ hiệp khách đã bạo gan thực hiện mưu đồ ám sát hoàng đế Gia Tĩnh và quyết định lẻn vào cung vua đúng lúc nửa đêm. Khi định ra tay thắt cổ hoàng đế bằng một dải băng thì hoàng đế chợt bừng tỉnh. Ngay tức khắc, nhà vua ra lệnh trảm nhóm thích khách cùng gia đình của họ.
Tuy vậy, triều Minh vẫn có một vị vua đã loại bỏ hoàn toàn các tập tục chèn ép phi tần, mỹ nữ và cũng chưa bao giờ thực hiện bất cứ hành động tàn nhẫn nào trong cung điện. Hoằng Trị, vị hoàng đế thứ 9 của nhà Minh và là Thái hoàng thượng của vua Chính Đức đã nhìn ra bi kịch do cuộc hôn nhân đa thê thiếp gây ra.
Phụ thân của ngài, Hoàng đế Thành Hoá luôn chìm đắm trong tửu sắc, bỏ bê chuyện triều chính, mặc cho các tên thái giám lộng hành. Không những vậy, chuyện hậu cung thời đó cũng vô cùng rối ren. Mẫu thân của hoàng đế Hoằng Trị, Hiếu Mục hoàng hậu đã phải chịu một cái chết đầy oan nghiệt dưới bàn tay tàn độc của Vạn quý phi.
Khi đứa con trai duy nhất của mình chết yểu, Vạn quý phi sinh lòng đố kỵ khi thấy quý tử của Hiếu Mục hoàng hậu trở thành người kế vị Hoàng đế Thành Hoá. Trước đó, Vạn quý phi cũng không từ mọi thủ đoạn nham hiểm, ép các phi tần mang thai rồng phải uống thuốc phá thai, thậm chí hạ độc họ.
Chân dung hoàng đế Chu Hựu Đường, vị vua đời thứ 9 nhà Minh
Có lẽ chính việc phải chứng kiến mẫu thân qua đời nên Hoàng đế Hoằng Trị luôn khắc cốt ghi tâm bài học về tai hoạ khôn lường của lối sống đa thê. Nhà vua muốn tất cả con đẻ và hoàng hậu của mình được sống yên bình. Ông cũng không muốn lo lắng về việc các cung tần của mình giết hại lẫn nhau vì chuyện kế vị. Rốt cuộc, hoàng đế chỉ muốn chung chăn gối với một người duy nhất.
Người đời có thể thấy, hoàng đế Hoằng Trị "lập dị, khó hiểu" nhưng rõ ràng rằng, cách sống của ông là cách sống "đi trước thời đại", chỉ có hạnh phúc, bình yên, không thị phi, loạn lạc.