Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã sớm triển khai mô hình TOD. Không chỉ là lời giải cho bài toán quy hoạch đô thị mà TOD còn làm gia tăng giá trị đất đai, tối ưu hóa không gian đô thị và hướng đến môi trường, chất lượng sống của cư dân đô thị.
Các quốc gia điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Singapore… đã triển khai mô hình TOD từ nhiều năm. Đây là một trong những yếu tố giúp giao thông, đô thị và kinh tế - xã hội của các quốc gia này có những bước tiến ngoạn mục. Những năm gần đây, cùng với sự hoàn thiện của các hệ thống hạ tầng tàu điện đầu tiên ở Việt Nam, mô hình TOD được xem là kim chỉ nam cho bài toán phát triển đô thị ở những thành phố đông dân như TP.HCM.
Tính đến nay, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. HCM (tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên) đã đạt tiến độ xây dựng đến nay là 98% tổng khối lượng thi công và sẽ hoàn thành đưa vào khai thác thương mại vào tháng 11/2024. Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP. HCM, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng với chiều dài gần 20km.
Tuyến đường sắt đô thị này đi vào vận hành được kỳ vọng sẽ là động lực cho sự phát triển của TP.HCM và cũng là đòn bẩy giúp khu vực phía Đông "thay da, đổi thịt". Mới đây, dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (tuyến Metro Bến Thành - Tham Lương) cũng được khởi công với tổng chiều dài hơn 11 km, đặt nền móng cho giai đoạn phát triển không gian ngầm của thành phố. Ngoài ra, thành phố quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị lên đến 220km, liên kết vùng thông qua hệ thống đường sắt này.
Những ngày này, dọc tuyến Metro số 1, những chiếc cầu bộ hành nối các nhà ga dọc tuyến Metro với đường song hành đại lộ Võ Nguyên Giáp lần lượt hoàn thiện. Trong tương lai gần, những chiếc cầu này sẽ là cửa ngõ chính để cư dân phía đông dọc tuyến Metro di chuyển lên xuống các nhà ga đi và về trung tâm thành phố. Do đó, những dự án bất động sản ngay bên cạnh các nhà ga Metro sẽ là những dự án được hưởng lợi đầu tiên bởi vị trí đắc địa, kéo khoảng cách di chuyển đến ga chỉ vài bước chân. Khi đó, đường sắt đô thị sẽ là hạt nhân trung tâm, không gian đô thị xung quanh hệ thống giao thông công cộng hiện đại sẽ là những sản phẩm bất động sản "kim cương" với những giá trị tăng thêm.
Cầu bộ hành ga Bình Thái đã thành hình
Cư dân đô thị sẽ tiếp cận hệ thống giao thông đô thị hiện đại một cách thuận tiện và an toàn từ các không gian đô thị kiểu TOD tới các ga đường sắt và ngược lại. Như vậy, mô hình TOD gắn với hệ thống giao thông công cộng hiện đại sẽ biến các khu vực lân cận nhà ga thành những không gian có tính tập trung cao, thu hút cư dân đến sinh sống. Bên cạnh đó, do tốc độ tăng mật độ đô thị, các khu vực này thường được bố trí hỗn hợp chức năng sử dụng đất gồm nhà ở, trung tâm thương mại, giải trí, ăn uống, văn phòng làm việc… sẽ khiến cho mọi nhu cầu của người dân dễ dàng được đáp ứng. Đặc biệt, TOD giúp tối ưu hóa hiệu suất sử dụng đất, nâng cao tiện nghi cho cư dân đô thị, giảm kẹt xe và phát thải, đồng thời tiết kiệm thời gian di chuyển, cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng giá trị bất động sản lên cao.
Một trong những điểm sáng cho mô hình dự án bất động sản theo xu hướng Green TOD - giao thông công cộng xanh đó là dự án Metro Star của Công ty Metro Star (một thành viên của CT Group). Metro Star là dự án hiếm hoi có cầu vượt bộ hành nối thẳng từ tầng 2 của dự án từ khu Trung tâm thương mại băng ngang qua đại lộ Võ Nguyên Giáp để đi vào ga Metro Bình Thái. Điều đặc biệt, khu vực này sẽ là trung tâm thu hút cư dân khi tuyến Metro vận hành vào cuối năm nay, đây sẽ là cửa ngõ giao thông Green TOD cho cả cụm dân cư đông đúc phía Đông TP. HCM, đoạn từ cầu Cát Lái đến vòng xoay Vành đai 2 và đại lộ Võ Nguyên Giáp, đồng thời cũng là điểm kết nối đường Vành đai 2 qua Phạm Văn Đồng và Mai Chí Thọ. Cùng với đó, Công ty thành viên Metro Star phát triển chuỗi hơn 50 dự án Green TOD dọc 8 tuyến metro tại TP. HCM.
Dự án Metro Star là một trong các dự án Green TOD của Công ty Metro Star
Ở vai trò là Tập đoàn đa ngành, CT Group đặc biệt rất chú trọng đến mảng phát triển hạ tầng giao thông, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và Logistic. Đáng chú ý là bài toán chiến lược phát triển đô thị xanh dọc các tuyến đường trọng yếu, kết hợp liên doanh phát triển hạ tầng giao thông đô thị với các dự án đường sắt cao tốc, tàu điện tốc độ cao... với kỳ vọng sẽ giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn, giảm hàng chục triệu tấn CO2 thải ra môi trường từ các phương tiện cá nhân...
CT Group cũng đã đề xuất đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao TP. HCM - Cần Thơ và đề xuất tham gia dự án đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài. Được biết, đối với tuyến đường sắt tốc độ cao TP. HCM - Cần Thơ, CT Group đề xuất lập phương án phát triển đồng bộ 12 khu đô thị ga dọc tuyến theo mô hình Green TOD. Ngoài ra, tập đoàn này còn có Công ty GSCT chuyên phát triển chuỗi các đô thị xanh, thông minh, vệ tinh, kết nối tốt các đường vành đai chính của thành phố. Dự kiến trong thời gian tới, GSCT sẽ phát triển 12 đô thị vệ tinh dọc đường Vành đai 3...
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trên thương trường cùng với định hướng chiến lược TOD rất cụ thể và rõ ràng, tuy nhiên với sự kín tiếng xưa nay, thì thị trường trong nước và quốc tế cũng đang rất ngóng chờ những sản phẩm ấn tượng tiếp theo của CT Group sẽ được hé lộ trong thời gian tới...!