Tại Trung Quốc có khái niệm “quốc họ”, dùng để chỉ những dòng họ từng nắm quyền cai trị đất nước thời phong kiến. Kỳ lạ là có một “quốc họ” từng phát triển rất rực rỡ, nay số lượng lại rất ít, vô cùng hiếm gặp ngoài đời. Đó chính là họ Tư Mã.
Thời nhà Tấn của Trung Quốc, Tư Mã là “quốc họ”. Tư Mã Ý là một đối thủ của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, người kiểm soát quyền lực cai trị của Tào Ngụy. Nhờ sự giúp sức của Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu, đến giai đoạn Tư Mã Viêm đã chính thức thay thế được Tào Ngụy, thành lập nên nhà Tấn.
Nhà Tấn có tất cả 15 vị hoàng đế, cai trị đất nước trong 155 năm. Nếu tính thêm Tư Mã Luân, người tham gia Loạn Bát vương, lên ngôi rồi thoái vị ngay sau đó thì nhà Tấn phải có đến 16 vị hoàng đế.
Với bề dày lịch sử đó, đáng lẽ họ Tư Mã phải rất bành trướng, dân số chẳng thua họ Lưu, họ Lý ngày nay ở Trung Quốc. Vậy tại sao giờ đây họ lại trở nên ít ỏi như vậy?
Thực tế thì nhà Tấn tuy tồn tại trong hơn 150 năm, nhưng phải đối mặt với nhiều rối loạn về chính trị. Họ đối diện với cả thù trong (các gia tộc quyền lực) lẫn giặc ngoài (các tộc người Hồ). Điều đó khiến nhân khẩu của họ khó mà lan rộng nổi. Ngoài ra, hoàng quyền của gia tộc Tư Mã thời đó cũng không khủng như nhiều người nghĩ.
Thời nhà Tấn, vua không ban thưởng “quốc họ”. Thậm chí một số quý tộc mang họ này còn âm thầm đổi họ để tránh bị chèn ép. Bên cạnh đó, trong tình thế hỗn loạn của Trung Quốc ngày đó, gia tộc Tư Mã thị đã bị giết chết rất nhiều.