Được mô tả là một nhân vật có anh khí ngời ngời cùng dung mạo khôi vỹ khác hẳn người thường và nếu trong dáng hình của nữ nhi, ắt hẳn Gia Cát Lượng cũng sẽ trở thành một mỹ nhân tài sắc sánh ngang với các giai nhân xuất thế như Điêu Thuyền, Giang Đông Nhị Kiều... Chưa kể đến tài "hô phong hoán vũ", thông tường bát quái ngũ hành, một điều mà các mưu sĩ thời bấy giờ không ai làm được. Đây chắc chắn là cổ kim đại tài nữ mà bất cứ ai cũng mong muốn.
Chẳng cần nói nhiều về Tào Tháo, đứng trước một tài nữ tuyệt sắc như thế liệu hắn có bỏ qua? Câu trả lời chắc chăn là không.thể bởi bản tính yêu thích "vợ nhà người ta" từng khiến hắn nhiều lần rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc". Ngay cả vị chiến tướng yêu thích là Điển Vi cùng con trai cả là Tào Ngang vì sở thích của hắn mà bỏ mạng dưới lưỡi gươm của Trương Tú. Chính vì vậy, để sở hữu "nàng thơ" của vạn người lúc bấy giờ thì chàng trai "nhà mặt phố, bố làm to" cùng sẽ chẳng từ thủ đoạn để "rước nàng về dinh" hòng xây dựng bá nghiệp thiên thu.
Đã nhắc đến Gia Cát Lượng mà không nhắc đến Chu Du thì sẽ là thiếu sót cực lớn. Trong chính truyện, hai nhân vật bằng mặt nhưng không bằng lòng bởi dù liên minh Tôn - Lưu được hình thành nhưng sự tranh đấu nhằm phân tài cao thấp giữa hai đại tài tử luôn diễn ra khốc liệt khiến cho phe đứng giữa là Lỗ Túc phải lắc đầu ngao ngán. Đến lúc chết, Chu Du vẫn phải thốt lên "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng".
Nếu Gia Cát Lượng là nữ cải nam trang thì sao? Câu chuyện sẽ diễn ra có chút khác biệt... Sau khi biết đối thủ của mình là nữ thì có lẽ Chu Du cũng sẽ mến tài của "nàng" Gia Cát Lượng như cách Chu Du đã đắm say Tiểu Kiều vậy. Và cuối cùng, có lẽ chỉ Chu Du là "tri kỷ" duy nhất trong thiên hạ có thể thấu hiểu được Gia Cát Lượng bởi cả hai đều là bậc tài trí đường thời.
"Xuất giá tòng phu", điều gì đến cũng sẽ đến, Gia Cát Lượng sẽ trở thành phu nhân của đại đô đốc Giang Đông và nghiễm nhiên trở thành người của Đông Ngô. Khi này, Đông Ngô như "hổ mọc thêm cánh" với sự giúp sức của Gia Cát Lượng thì Tôn Quyền chắc chắn sẽ thôn tính các thể lực và lên ngôi chí tôn một cách dễ dàng với sự trợ giúp của hai cánh tay Gia Cát Lượng và Chu Du.
Với lý tưởng phò hưng Hán Thất, Lưu Bị là nhân vật ít xem trọng đến chốn hậu cung nhất. Đơn cử Cam Phu Nhân và My Phu Nhân, hai người thiếp của Lưu Bị luôn phải sống trong hiu quạnh vì lý tưởng của chồng. Từ đó có thể thấy, việc chinh chiến sa trường nhiều năm khiến Lưu Bị ít gần nữ sắc đến hậu nhân cũng chỉ có mình A Đẩu.
Do đó nếu Gia Cát Lượng là nữ giới, việc chinh chiến liên miên cùng chí hướng của mình thì sau khi biết được quân sư lâu nay là nữ, Lưu Bị sẽ không còn trọng dụng bởi xa xưa, chiến tranh không dành cho phụ nữ. Lúc bấy giờ với khả năng của Lưu Bị, thì việc thành lập Thục Quốc sẽ không được thành lập bởi hai lý do chính.
Lý do đầu tiên: Lưu Bị không có dũng khí
Nếu không có sự hậu thuẫn cùng mưu cơ của Gia Cát Lượng, Lưu Bị sẽ một lòng phò Hán và sẽ không dám đứng lên xưng đế xây dựng triều đình cho mình cũng bởi lý tưởng của ông.
Lý do thứ hai: Thế lực Lưu Bị sẽ bị dập tan từ trong trứng nước
Yếu tố khiến Lưu Bị nhiều lần thảm bại chính là không có một vị quân sư tài trí cho mình, sau khi Từ Thứ bỏ đi và không có Gia Cát Lượng trong tay, quân đội của Lưu Bị sẽ bị nhanh chóng bị vùi dập ngay lập tức trong tay Tào Tháo hoặc Tôn Quyền.