2 nhà bác học hàng đầu Việt Nam thời phong kiến, gồm những ai?
Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú - hai cái tên không thể thiếu khi nhắc đến kho tàng tri thức của dân tộc. Với những tác phẩm giá trị, đặc biệt là "Lịch triều hiến chương loại chí", họ đã góp phần xây dựng nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc.
2 nhà bác học hàng đầu Việt Nam thời phong kiến, gồm những ai? Trong số các danh nhân nước Việt thời phong kiến, có 2 người được hậu thế suy tôn nhà bác học là Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú.
Điểm chung của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú là cả 2 ông đều rất đam mê viết sách. Rất nhiều cuốn sách có giá trị về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao đã được 2 ông để lại cho hậu thế. Tranh minh họa: Báo Bình Phước.
Lê Quý Đôn là một trong những nhà khoa bảng lừng danh của nước ta. Sinh thời, ông từng đỗ đầu cả 3 kỳ thi, trong kỳ thi Đình ông đỗ bảng nhãn (kỳ thi không lấy trạng nguyên nên ông là người đỗ đầu).
Trái ngược với Lê Quý Đôn, sử gia Phan Huy Chú dù học rộng, hiểu nhiều, đường khoa cử của ông lận đận. Xuất thân trong gia đình khoa bảng, Phan Huy Chú sau 2 lần đi thi, chỉ đỗ tú tài. Ông gác lại việc thi cử để chuyên tâm nghiên cứu.
Khi làm quan, Lê Quý Đôn từng được bổ dụng làm học sĩ trong Bí thư các, để duyệt kỷ sách vở. Bản thân ông từng viết khoảng 40 bộ sách, cả 3 tác phẩm trên đều do chính Lê Quý Đôn viết. Tranh minh họa: Báo Bình Phước.
Trong số hàng chục cuốn sách do 2 nhà bác học Phan Huy Chú và Lê Quý Đôn viết, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú được đánh giá là cuốn Bách khoa toàn thư đầu tiên của người Việt. Cuốn sách được tác giả viết trong 10 năm liên tục.
Sinh thời, nhà bác học Lê Quý Đôn được mệnh danh là “túi khôn của thời đại” với câu “Thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn” nhờ tầm hiểu biết rộng, trải đều trên các lĩnh vực khác nhau.