Cây duối đắt nhất Việt Nam hiện nay thuộc về một nghệ nhân ở Bình Định. Cây duối cổ thụ có dáng tựa tháp Chăm cổ, hút hồn người xem bởi hội tụ các yếu tố "cổ, kỳ, mỹ, văn".
Chủ nhân cây cổ thụ là anh Nguyễn Duy Toàn (SN 1981, một nhà vườn ở huyện Tuy Phước, Bình Định). Anh Toàn mua cây duối cổ thụ từ một nhà vườn khác cũng ở Bình Định.
Sau khi mua về, anh tiếp tục chăm sóc, tạo dáng thêm cho cây. Anh Toàn cho biết đã có người muốn mua cây duối của anh với giá 23 tỷ đồng nhưng anh không bán.
Cây duối đắt nhất Việt Nam này được trồng trong một chậu có chiều ngang 2,2m, chiều dài khoảng 2,6m. Cây có 2 thân chính lớn, cao khoảng 3m và những tán lá tròn được cắt tỉa rất đẹp.
Cây duối được nhiều người đánh giá đẹp tổng thể, từ bệ, thân, tay cành và bông răm. Thân cây nổi các u cục, cành dăm cực dày, tỉ lệ cành cân đối.
Sau cây sanh, cây duối cũng là loài cây được các nghệ nhân ưa thích cắt tỉa thành cây bonsai cổ thụ. Có rất nhiều cây duối cổ thụ kích cỡ khổng lồ, dáng đẹp, được định giá hàng tỷ đồng.
Đặc điểm của cây duối
Cây duối là cây dại, cây bờ rào quen thuộc ở nông thôn. Bạn có thể bắt gặp chúng ở khắp nơi, đặc biệt là các bãi đất hoang.
Lá duối nháp, sắc nhọn, thân cây dày đặc, chắc chắn nên nhiều nhà dùng duối làm hàng rào. Những bờ rào duối tươi xanh quanh năm, bảo vệ gia đình khỏi kẻ trộm và những người muốn nhòm ngó vào bên trong.
Đặc biệt, những trái duối vàng ươm, ngon ngọt là món quà vặt tuổi thơ vô cùng đáng nhớ trong ký ức của mỗi người.
Đi qua cây duối có quả vàng, mỗi đứa trẻ đểu nghển cổ, vít cành để vặt những quả duối như hạt ngô đưa vào miệng. Rất ngọt ngào và đầy lưu luyến.
Cây duối còn có tên gọi như cây hoàng anh, cây duối nhám. Tên tiếng Anh của nó là Siamese rough bush, khoi, serut, toothbrush tree, tên khoa học là Streblus asper, thuộc gia đình Dâu tằm (Moraceae).
Cây cảnh này có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới như Ấn Độ và Sri Lanka, Philippines cũng như Thái Lan và Việt Nam.
Cây duối là cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm. Khi trưởng thành, một số loài cây có thể đạt chiều cao 4 – 5m. Thân cây mọc thẳng và chia thành nhiều nhánh nhỏ từ gốc.
Rễ cây duối thuộc loại rễ cọc, lớn và mọc sâu vào đất, giúp cây tồn tại tốt trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Thân và cành của cây duối mang đặc điểm sần sùi, khúc khuỷu và chằng chịt, thường được người chơi cây cảnh tạo dáng bonsai tuyệt đẹp, tăng giá trị cảnh quan.
Lá cây có hình trứng, màu xanh đậm, kích thước khoảng 15 – 35mm rộng và 2 – 7cm dài. Bề mặt lá nhám, viền mép có răng cưa nhỏ, khá sắc nhọn, có thể cào xước tay nếu bạn không cẩn thận.
Hoa nở vào tháng 1-3. Hoa có 2 hoa đực và hoa cái riêng biệt. Trong tháng 4 và tháng 5, cây cho ra những quả hạch lớn mọng nước.
Quả có màu vàng ngọt, vỏ mềm với dạng hình trứng, tròn trịa, thường chỉ nhỏ khoảng 8 - 10mm. Quả chín có thể ăn được, vị ngọt nhẹ và nhiều thịt, là niềm vui của lũ trẻ con ở nông thôn.
Tác dụng của cây duối
1. Giá trị làm cảnh
Cây duối có sức sống mãnh liệt, cách trồng cây duối và cách chăm sóc khá đơn giản. Chúng có cành cây chằng chịt, lá xanh tốt, có thể phát triển dù ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt.
Do đó, người dân thường dùng cây duối để làm hàng rào bao quanh nhà cửa, vừa có tác dụng bảo vệ, vừa giúp sân vườn trở nên đẹp hơn.
Cây duối cảnh là dòng cây bonsai quý có giá trị cao, có sức sống bền bỉ, lớn nhanh và dễ chăm sóc. Thân của chúng xù xì, tạo thành những u lớn bắt mắt, khiến chúng càng có vẻ đẹp của thời gian.
Có người còn cho rằng chúng là "vua của các loài cây cảnh" vì khả năng tạo hình thành những cây bonsai khổng lồ, có tuổi thọ cao, tạo hình đẹp mắt. Duối là cây phân cành nhánh nhiều và cứng cáp, chịu cắt tỉa và tạo hình phức tạp.
Cây duối có nhiều dáng thế bonsai đẹp và lạ, như dáng nhân văn, dáng thác đổ, dáng cổ thụ...
2. Ý nghĩa phong thuỷ cây duối
Cây duối có giá trị phong thủy cao, còn được biết đến là một loại cây thu hút vận khí tốt cho gia chủ, giúp tài lộc, vận may đến với gia đình, mang lại sự thuận lợi trên con đường công danh và sự nghiệp.
Sự may mắn và thịnh vượng: Ý nghĩa phong thủy cây duối cảnh là mang lại sự may mắn và thịnh vượng.
Theo quan niệm phong thủy, việc trồng cây duối trong nhà có thể giúp kích hoạt năng lượng tài lộc và thu hút may mắn, tạo điều kiện cho sự phát triển và thành công trong lĩnh vực kinh doanh hoặc công việc.
Sự ổn định và bình an: Ý nghĩa phong thủy cây duối cảnh còn nằm ở việc mang lại sự ổn định và bình an cho không gian sống.
Trồng cây này trong nhà sẽ tạo ra một môi trường yên bình và làm dịu đi năng lượng tiêu cực, giúp tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong môi trường sống.
Thu hút năng lượng tích cực: Cây duối cảnh được xem là một biểu tượng của năng lượng dương và sự sinh động.
Trồng cây này trong nhà hoặc trong văn phòng có thể giúp kích hoạt năng lượng tích cực và tạo ra một không gian sống và làm việc tích cực và sinh động.
Đây chính là một trong những ý nghĩa phong thủy cây duối cảnh được nhiều người tin tưởng và áp dụng.
Xua đuổi tà ma: Dân gian tương truyền rằng, cây duối còn có khả năng xua đuổi tà ma, bất hạnh, mang đến sự bình an và thư thái cho gia đình. Bất kỳ gia đình hoặc cá nhân nào cũng có thể trồng cây duối mà không phân biệt về mệnh hay tuổi.
3. Tác dụng làm thuốc
Cây duối không chỉ được biết đến với vai trò làm hàng rào tự nhiên mà còn là một vị thuốc Nam hữu dụng với nhiều công dụng tuyệt vời.
Cây duối còn được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y điều trị các bệnh như: phù thũng, tiểu đục, gãy xương, sâu răng,...
Mặt khác, cây duối còn cho gỗ để làm thành đồ dùng, dụng cụ. Người dân thường dùng gỗ duối làm nhà, làm cán dao, cán quốc, xẻng,... Loài cây này xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của người dân.
Với ý nghĩa bảo vệ phong thủy, mang lại may mắn cho gia chủ, nhiều người chơi cảnh thường tìm kiếm và tạo dáng cây duối theo các hình thế phức tạp và tinh tế nhất.
Để chăm sóc cây duối bonsai hoàn hảo, hy vọng một ngày bạn có được cây duối đắt nhất Việt Nam, bạn cần lưu ý:
1. Làm đất và bón phân:
Cây duối phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, vì vậy việc chuẩn bị đất trồng khá dễ dàng. Bạn chỉ cần thêm xơ dừa và phân chuồng để tăng độ tơi xốp và cung cấp dinh dưỡng cần thiết, hỗ trợ cây con phát triển mạnh.
Nhân giống cây duối có thể thực hiện bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành, trong đó phương pháp chiết cành được ưa chuộng hơn do cây phát triển nhanh chóng. Cách thực hiện tương tự như các loại cây khác.
Chọn những cành không quá già nhưng khỏe mạnh, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Khoanh vỏ, lau sạch mủ sau đó đắp bầu đất vào khu vực đã khoanh vỏ.
Tưới một ít nước, sau một thời gian cành sẽ dễ bén rễ. Sau đó, cắt cành và trồng vào đất đã chuẩn bị trước đó. Chăm sóc liên tục, cành sẽ phát triển thành cây mới.
2. Tưới nước
Cây cảnh này ưa ẩm và chịu úng tốt, do đó bạn nên tưới nước thường xuyên. Tưới hàng ngày với lượng nước vừa phải đủ để giữ ẩm đất. Tránh để cây bị khô hạn kéo dài vì cây không chịu được thiếu nước nghiêm trọng.
3. Bón phân:
Cây cảnh này phát triển mạnh nên cứ 3 – 4 tháng bạn nên bón phân cho cây một lần. Ưu tiên sử dụng loại phân hữu cơ thay vì phân hóa học. Khi bón, nhớ rải phân xa gốc cây để tránh làm cây bị cháy do phân sót.
4. Ánh sáng
Cây duối thích ánh sáng và cũng có thể chịu bóng râm. Bạn có thể đặt cây ở bất cứ đâu, nhưng tốt nhất nên đặt ở nơi thoáng mát và nhiều ánh sáng. Khi cây còn nhỏ, che chắn khi trời nắng gắt.
5. Cắt tỉa.
Nếu trồng cây cảnh này làm hàng rào bạn cần cắt tỉa vuông vức, gọn gàng. Lá cây cảnh này sắc, nhám nên cần tránh chúng lòa xòa ra lối ra vào, va chạm vào mọi người qua lại gây xây xước, ngứa ngáy.
Còn nếu trồng cây cảnh này làm cây bonsau càng cần thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ cành lá hư hại và uốn nắn cây theo hình dáng mà bạn muốn.
Cành duối rất dẻo nên việc uốn nắn cây cảnh theo dáng mong muốn không khó. Đồng thời phải cắt bỏ những cành mới, lộn xộn để giữ cho hình dáng cây cảnh luôn tươi đẹp.
6. Sâu bệnh
Một trong những điểm khiến cây duối được ưa thíh là vì chúng gần như không có sâu bệnh gì. Thi thoảng chúng có thể bị rầy bám lá, bạn chỉ cần phun thuốc là đủ.
Như vậy, bạn đã biết cây duối đắt nhất Việt Nam đẹp thế nào chưa? Để có được cây duối đắt nhất Việt Nam chắc chắn sẽ khó nhưng bạn có thể trồng cho mình một chậu, chăm sóc hàng ngày để chúng làm bạn cả đời nhé!