Dân Việt

TP.HCM gia tăng ca nhiễm tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi…

Gia Linh 08/10/2024 17:18 GMT+7
Cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM cho biết số ca mắc mới các bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, bệnh về hô hấp… đặc biệt ở trẻ em có xu hướng gia tăng.

Ngày 8/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết tính từ ngày 30/9 đến ngày 6/10 (tuần 40), TP.HCM ghi nhận 437 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 23,4% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 39 là 12.733 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và quận 8.

Trong tuần 40, TP.HCM cũng ghi nhận 411 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 19,3% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 40 là 8.198 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, TP.Thủ Đức và quận 7.

Cũng trong thời gian này, TP.HCM ghi nhận 141 ca sởi, tăng 60,2% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sởi tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 40 là 967 ca. Các quận huyện có số ca mắc cao bao gồm TP.Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận Tân Phú, Quận 12, huyện Hóc Môn, quận Tân Bình, Quận 1, Quận 4, quận Bình Thạnh, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, quận Phú Nhuận.

TP.HCM gia tăng ca nhiễm tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi… - Ảnh 1.

Số ca mắc mới các bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, bệnh về hô hấp tại TP.HCM có xu hướng gia tăng. Ảnh: Gia Linh

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM cho hay số ca mắc các bệnh hô hấp về trẻ em có xu hướng gia tăng trong giai đoạn cuối năm nguyên nhân chính là các siêu vi thông thường như Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV), Adeno, cúm mùa… thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa.

Cụ thể, thống kê từ Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy số lượng trẻ em nhập viện do các bệnh lý hô hấp trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm đều có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các siêu vi thông thường như Rhinovirus, virus hợp bào hô Hấp (RSV), Adeno, cúm mùa… Các bệnh hô hấp thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút và vi khuẩn phát triển.

Theo số liệu thông kê, năm 2024, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận số lượng bệnh nhân mắc bệnh hô hấp tương đương với cùng kỳ năm 2023 và các năm trước đó.

Tính đến ngày 6/10/, số bệnh nhân viêm tiểu phế quản ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1 là 4.693 ca (tương đương 129% so với cùng kỳ năm 2023), số bệnh nhân viêm phổi là 8.176 ca (tương đương 90,8% so với cùng kỳ năm 2023).

Hệ thống giám sát ca bệnh viêm hô hấp của HCDC cũng ghi nhận: trung bình mỗi tuần toàn thành phố có khoảng 17.000 ca bệnh viêm hô hấp cấp tính; diễn tiến dao động theo mùa, những tuần có số ca viêm hô hấp thấp nhất trong khoảng thời gian tháng 2 - tháng 3 và tuần số ca bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 với hơn 20.000 ca/tuần. Số ca bệnh là trẻ em chiếm khoảng 60% tổng số ca mắc toàn thành phố và có diễn tiến tương tự.

TP.HCM gia tăng ca nhiễm tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi… - Ảnh 2.

Giai đoạn giao mùa dễ khiến các bệnh hô hấp ở trẻ em có xu hướng tăng cao. Ảnh: Gia Linh

Vào thời điểm giao mùa và đặc biệt là khi bước vào mùa tựu trường, tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em thường có xu hướng tăng cao do các yếu tố thời tiết biến động và sự lây lan trong môi trường lớp học. Để phòng ngừa và hạn chế sự gia tăng của các bệnh lý hô hấp trong giai đoạn này, ngành y tế khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục cần thực hiện các biện pháp sau:

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học: Các cơ sở giáo dục, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo cần thường xuyên vệ sinh lớp học và giữ thông thoáng lớp. Tăng cường theo dõi sức khỏe của trẻ: Các cơ sở giáo dục cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện sớm các trường hợp có triệu chứng sốt, ho, sổ mũi để thông báo kịp thời cho cơ sở y tế. Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh; Tiêm chủng đầy đủ...