Dân Việt

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”

Tào Nga 23/10/2024 16:00 GMT+7
Khi cô giáo giao bài tập Tiếng Việt điền câu thành ngữ, tục ngữ hoàn chỉnh, học sinh tiểu học đã viết thành những câu ngộ nghĩnh, đáng yêu khiến nhiều phụ huynh cười đau bụng "quên cả bản gốc".

Bài tập Tiếng Việt bá đạo của học sinh tiểu học

Trong một hội nhóm với đông thành viên là phụ huynh đã chia sẻ bài viết về những hình ảnh bài tập của học sinh khi điền vào chỗ trống các câu thành ngữ, tục ngữ. 

Mặc dù đây là những câu quen thuộc, hay sử dụng đến mức thuộc làu làu với người lớn nhưng với trẻ nhỏ thì "như tờ giấy trắng". Vì vậy, khi giáo viên yêu cầu điền vào chỗ trống câu hoàn chỉnh, học sinh tiểu học đã sáng tạo ra nhiều câu khiến ai cũng bật cười. 

Cụ thể như "Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì ò ó o"; "Chân cứng, đá khỏe"; "Con người là đầu cơ nghiệp"; "Của ít lòng đào"; "Kề dao sát cánh"; "Chôn rau cắt cây", "Trắng như con gà bóc"; "Ăn quả nhớ kẻ trồng nhé".....

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 1.

"Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì ò ó o".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 2.

"Chân cứng, đá khỏe".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 3.

"Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì trời sáng trời sáng"; "Chân cứng, đá bóng".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 4.

"Con người là đầu cơ nghiệp"; "Của ít lòng đào".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 5.

"Bèo dạt mây chôn"; "Học ăn, học nói, học gói, học đòi".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 6.

"Bèo dạt mây trắng"; "Học ăn, học nói, học gói, học vẹt".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 7.

"Kề dao sát cánh".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 8.

"Nước ngọt đá mòn"; "Chuồn chuồn bay thấp thì sao".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 9.

"Chôn rau cắt cây", Trắng như con gà bóc"; "Ăn quả nhớ kẻ trồng nhé".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 10.

"Đói cho sạch, nách cho thơm"; "Non làm nước biết"; "Mình đồng trâu sắt".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 11.

"Học ăn, học nói, học gói, học đan len"; "Ở hiền gặp cô"; "Gần mực thì đen, gần đèn thì chói".

Làm thế nào để học sinh học tốt môn Tiếng Việt?

Trước những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của học sinh khiến phụ huynh ôm bụng cười "quên cả bản gốc", trao đổi với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Thị Ngân Hà, giáo viên Trường Tiểu học Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội chia sẻ: "Vấn đề học sinh viết sai thành ngữ, tục ngữ là một trong những tình huống xảy ra khá nhiều trong các tiết học Tiếng Việt. 

Tuy nhiên nếu là học sinh lớp 1-3 là do các em ít được nghe, ít được người lớn vận dụng vào giao tiếp nên không thể ghi nhớ. Các em chỉ chăm chăm vào từ đứng trước dấu (...) rồi ghép từ khác vào để tạo thành từ phù hợp với cảm nhận của mình. Vì vậy dẫn đến việc các em chọn từ tạo thành viết sai. 

Thực tế, mỗi chương học, mỗi chủ điểm đều có vận dụng thành ngữ tục ngữ qua các bài của các môn: Tiếng việt, Đạo đức. Thế nhưng do khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ là nhớ nhanh nhưng cũng quên ngay. Vì vậy nếu gặp trường hợp học sinh ở lớp bị sai khi điền thành ngữ tục ngữ, cá nhân tôi sẽ nhận xét là cần xem lại những bài đã học hoặc chỉ ra bài nào có câu đó. 

Còn nếu là học sinh lớp lớn 4-5 thì tôi sẽ cho các em về đọc lại các thành ngữ tục ngữ, tìm hiểu nghĩa và nêu trường hợp sử dụng để các bạn ấy ghi nhớ hơn".

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học: "Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”- Ảnh 12.

Cô Ngân Hà và học sinh Trường Tiểu học Dương Xá. Ảnh: NVCC

Theo cô Hà: "Thực ra để các học sinh học tốt Tiếng Việt không khó, nhưng lại không dễ vì thực trạng học sinh hiện nay bị hạn chế vốn từ, lười suy nghĩ, thụ động ỷ lại vào giáo viên, bố mẹ, chép mẫu... Và để thay đổi việc này đòi hỏi thời gian và sự ham thích học Tiếng Việt, sự tự trau dồi bổ sung vốn từ, câu, ý qua đọc sách, qua các bài viết hay và sự quan sát các sự vật tỉ mỉ chi tiết, sự sáng tạo, tưởng tượng khi viết câu... 

Để làm được điều này, đầu tiên các học sinh phải biết nhiều từ, hiểu nghĩa, tự đặt câu phù hợp và có hình ảnh, biết ghép cái thành đoạn. Các con tự chủ động lĩnh hội các kiến thức về môn Tiếng Việt thông qa các kênh: giáo viên, bạn bè, ông bà, bố mẹ, sách vở, đài báo, mạng hay sự chỉnh sửa trong giao tiếp của người lớn khi các bạn sử dụng sai từ, sai câu...

Dần dần các em sẽ quen, sẽ thấm dần và sẽ ghi nhớ để sử dụng vào văn viết, văn nói thành thạo hơn. Quan trọng nhất vẫn là sự truyền lửa để các em thích học Tiếng Việt, các em thích học sẽ tự tìm tòi các tài liệu và hiểu bài. Từ hiểu bài các em sẽ vận dụng để làm bài theo khả năng của từng em".

Cô Ngân Hà tư vấn thêm: "Muốn các em học tốt, ngoài cô giáo, bố mẹ chính là người giúp các em nhiều nhất. Tuy nhiên phải kiên nhẫn vì muốn học tốt Tiếng Việt, giỏi Văn không phải ngày một ngày hai hiểu và viết được ngay mà đòi hỏi quá trình trau dồi và rèn luyện nhiều năm mới được. Chỉ cần bố mẹ hỗ trợ tối đa về tài liệu học cho con. Khi con hỏi bài thì tránh trường hợp đọc cho con chép, làm hộ bài con mà nên dựa vào gợi ý của cô giáo hoặc sự hiểu biết của phụ huynh mà hướng dẫn con viết thành câu thành ý. 

Nếu là giải nghĩa từ thì yêu cầu con tra từ điển. Thấy câu văn chưa hay thì gợi ý con phát triển thêm bằng cách thêm từ hoặc cụm từ phù hợp. Trong giao tiếp cha mẹ thường xuyên nói chuyện và chỉnh sửa cho con khi thấy con dùng từ hoặc câu chưa đúng. Có rất nhiều cách để giúp các con tự phát triển thêm vốn từ. Hay như những câu thành ngữ tục ngữ mới lạ, chính bố mẹ có thể cung cấp và giải thích cho các con nhiều lần để các con ghi nhớ...".