Cụ thể, các cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng các cơ chế, chính sách theo Đề án OCOP trên địa bàn TP, giai đoạn 2021-2025 để phát triển sản phẩm ocop.
Trước đó, TP.HCM đã phê duyệt Đề án OCOP trên địa bàn TP, giai đoạn 2021-2025. Theo Đề án OCOP, TP giao Sở NNPTNT chịu trách phối hợp với các sở ban ngành, UBND các quận, TP.Thủ Đức và các đơn vị liên quan triển khai, tổ chức Chương trình OCOP trên địa bàn TP, đoạn 2021-2025. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về TP.
Về tài chính thực hiện Đề án OCOP, TP giao Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để các đơn vị triển khai thực hiện Đề án OCOP trên địa bàn TP, giai đoạn 2021-2025.
Tính đến tháng 6/2024, TP.HCM đã công nhận 197 sản phẩm OCOP của 77 chủ thể OCOP, với 118 sản phẩm đạt 3 sao, 79 sản phẩm đạt 4 sao. Trong đó, huyện Củ Chi có 40 sản phẩm, huyện Hóc Môn có 33 sản phẩm, huyện Cần Giờ có 50 sản phẩm, huyện Bình Chánh có 26 sản phẩm, huyện Nhà Bè có 16 sản phẩm, quận 12 có 4 sản phẩm, quận Tân Phú có 11 sản phẩm, quận Bình Thạnh có 17 sản phẩm.
Hiện nay, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT TP) là đơn vị được UBND TP giao là cơ quan Thường trực Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP.
Có thể thấy rằng, Chương trình OCOP được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, được triển khai tại tất cả các quận huyện, TP.Thủ Đức trên địa bàn TP.