Dân Việt

Hoàng đế Chu Nguyên Chương tin tưởng điều gì và không tin tưởng điều gì?

Minh Thư 09/11/2024 23:00 GMT+7
Tuổi mới lớn thường là giai đoạn có ảnh hưởng lớn nhất đến tính cách của một người. Những trải nghiệm này trong xã hội cấp thấp đã góp phần tạo nên tính cách đa diện đặc biệt của Chu Nguyên Chương...

Năm 1398 (năm Hồng Vũ thứ 31), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương qua đời vì bệnh ở tuổi 71. Di chiếu của vị Hoàng đế xuất thân từ tầng lớp thấp nhất này cho thấy một người hiểu rõ luật sinh tử, khí độ rộng rãi tự tin.

Ông không giấu giếm "xuất thân khổ đau" của mình, nhưng cũng thừa nhận "trình độ văn chương của mình không cao", đối mặt với cái chết vô cùng thoải mái, cho rằng đó là "nguyên lý của vạn vật", không thể tránh. Vì không muốn làm phiền dân chúng, ông còn yêu cầu thần dân chỉ để tang ba ngày là có thể cưới xin bình thường.

img

Hoàng đế Chu Nguyên Chương tự tin ở điều gì và không tin tưởng điều gì? Nguồn: Ảnh chỉnh sửa từ internet

Xuất thân của Chu Nguyên Chương, cơ sở hình thành nên tính cách

Trong số các hoàng đế Trung Quốc, chỉ có Lưu Bang và Chu Nguyên Chương là xuất thân áo vải thường dân. Đình Trường Lưu Bang dù sao cũng là một người có vị trí ở địa phương, tại quê nhà có thể la lối om sòm rượu chè cùng bạn bè, ham mê tửu sắc.

Còn Chu Nguyên Chương triệt để đến từ tầng lớp bần cùng của xã hội, ba đời đều là bần nông, cha mẹ đều chết cả, nghèo rớt mồng tơi không có từ ngữ nào có thể diễn tả cho hết xuất thân ghèo khổ của anh ta

Cha và tổ tiên của Chu Nguyên Chương là những người nông dân nghèo, phải vật lộn để tồn tại. Tên của cha anh là "Chu Ngũ Tứ", và ông ấy đặt tên cho anh ta là "Chu Trọng Bát", cho thấy gốc rễ thực sự của họ.

Năm 17 tuổi, hạn hán và bệnh dịch châu chấu hoành hành, cha mẹ và anh trai của Chu Nguyên Chương đã qua đời. Để tồn tại, ông vào chùa Hoàng Giác tự làm hòa thượng, nhưng ngôi chùa cũng gặp nhiều khó khăn. Hòa thượng Tiểu Chu buộc phải ra ngoài khất thực, nhưng thực chất là một kẻ ăn mày lang thang tứ xứ.

Trải qua 3 năm lưu lạc, Chu Nguyên Chương đã nếm trải đủ nhân tình ấm lạnh, đồng thời cũng hiểu rõ sự tăm tối của tầng lớp tận cùng thấp kém, dưới đáy xã hội.

Tuổi mới lớn thường là giai đoạn có ảnh hưởng lớn nhất đến tính cách của một người. Những trải nghiệm này trong xã hội cấp thấp đã góp phần tạo nên tính cách đa diện đặc biệt của Chu Nguyên Chương, đó là tính cách cương quyết, thẳng thắn và thực dụng, đồng thời am hiểu sâu sắc về những đau khổ của mọi người; ông ta cũng có mặt lạnh lùng, tàn nhẫn, nhạy cảm và thất thường.

Triệu Dực một nhà sử học nổi tiếng ở thời nhà Thanh, từng nói: "Cái Minh Tổ là một người có những đặc điểm của một nhà hiền triết, một anh hùng và một tên đạo tặc, và ông ta có đầy đủ cả".

Trong thế thời hỗn loạn vào cuối thời nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương, người sinh ra ở dưới đáy xã hội, cuối cùng đã giành được thiên hạ, điều này cho thấy năng lực của ông ta là siêu việt.

Nhưng khả năng này là được học trong "trường đại học xã hội" và từ khói lửa chiến tranh mà rèn luyện trưởng thành, với những kiến thức thay đổi số phận thì không mấy liên quan

Do sinh vào thời loạn thế, Chu Trọng Bát từ nhỏ đã không bao giờ được đi học, mặc dù sau này tham gia khởi nghĩa liên tục bồi bổ học tập, nhưng trình độ văn hóa còn chưa cao. Có thể thấy trong một số lượng lớn các thánh chỉ bạch thoại (dùng loại ngôn ngữ nói chuyện, không văn phạm) được lưu lại.

Đối với điều này, Chu Nguyên Chương không bao giờ giấu diếm, và có vẻ rất tự tin.

Sự tự tin của Chu Nguyên Chương, thường xuyên khẳng định xuất thân thường dân, bần cùng của mình

"Tôi vốn là thường dân Hòa Hữu, vì thiên hạ đại loạn, vì mọi người đùn đẩy…"

"Trẫm thường dân Hòa Hữu, bởi vì thiện hạ đại loạn, đem người qua sông, bảo vệ dân chúng…".

"Dân thường Giang Tả, xuất thân từ đồng ruộng…"

Trong các sắc lệnh của Chu Nguyên Chương, những thuật ngữ như vậy có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Ông ta không những không né tránh xuất thân khiêm tốn của mình mà còn liên tục nhấn mạnh, nói to về điều này.

Đây có thể được coi là một loại tự tin – một loại tự tin có thể giành được thiên hạ, một loại tự tin tay không tấc sắt khai sáng ra cả một triều đại

Chàng trai nghèo từng làm nghề chăn bò, đi tu, ăn mày, gia nhập Đội khăn đỏ tham gia khởi nghĩa ở tuổi 25.

Cả một quá trình chậm rãi, từ cơ sở là một binh sĩ sau đó trở thành chư hầu một phương tiêu diệt Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành, Phương Quốc Trân cùng nhiều chư hầu đối thủ cạnh tranh. Ông cũng xua đuổi Hồ Lỗ, khôi phục Trung Hoa.

Lật đổ sự thống trị của Mông Nguyên, cuối cùng thống nhất Trung Quốc, và khai sáng triều đại của nhà Minh trong 276 năm.

Không chỉ vậy, hệ thống chính trị và mô hình xã hội được xây dựng cẩn thận của nó có ảnh hưởng rất sâu rộng, sau này nhà Thanh về cơ bản vẫn tiếp tục hệ thống của nhà Minh .

Khang Hi do đó mà nhận xét rằng: Chu Nguyên Chương "trì long Đường tống" có ý tứ là sự cai trị của ông còn vượt qua cả triều đại nhà Đường, nhà Tống.

Mặc dù có ý thu phục nhân tâm người Hán, nhưng cũng tỏ rõ sự bội phục của ông đối với tiền bối Chu Bát Trọng.

Vì vậy, Chu Nguyên Chương, người đã chiến đấu giành được thiên hạ, nắm chính quyền nhưng vốn liếng của ông chính là sự tự tin. Chưa bao giờ ông khoe khoang rằng mình đọc được bao nhiêu tứ thư ngũ kinh, hiểu được nhiều bao nhiêu về Khổng Tử, Mạnh Tử, Tấn Tử, Đổng Trọng Thư, Trình Di, Chu Hi…

Nhưng trong thâm tâm Chu Trọng Bát thực sự coi thường, thậm chí ghét bỏ văn hóa và những người có ăn học.

Trình độ điều hành một quốc gia không nhất thiết phải tỷ lệ thuận với trình độ học vấn. Ví như Nam Đường hậu chủ Lý Dục, Tống Huy Tông Triệu Cát đều là những nhân vật tài hoa xuất chúng, nhưng đều là những vong quốc hôn quân.

Ta lão Chu là một kẻ xuất thân thô tục, không phải đã đoạt được thiên hạ sao?

Tống Liêm, Lưu Cơ, Cao Khải, Chương Dật, Diệp Sâm là "Minh sơ thơ văn tam đại gia", "Chiết Đông tứ tiên sinh" đều là những người văn hóa đầy đủ, còn không phải nằm rạp dưới chân ta, tùy ta sử dụng?

Phía sau sự tự tin, mạnh mẽ, Chu Nguyên Chương là người nhạy cảm, ông không tin tưởng điều gì

Nếu nhìn ở góc độ khác, sự tự tin của Chu Nguyên Chương thật khó mà tin được, đằng sau sự tự tin mạnh mẽ lại là sự tự ti về văn hóa.

Cũng giống như một số người thành công thường hay ca ngợi sự đau khổ và coi cuộc sống đau khổ là vinh quang, đây thực sự giống như một căn bệnh.

Trong các sắc lệnh khác nhau, ông liên tục nhấn mạnh xuất thân khiêm tốn và trình độ học vấn thấp của mình, đồng thời liên tục lan man về cách ông đã đánh bại thiên hạ bằng tay không tắc sắt và không có gì cả, thực chất đây rõ ràng là sự tự ti nhưng biểu hiện ra ngoài mạnh mẽ ra thành sự tự tôn.

Vì vậy, tư tưởng thật là đáng sợ, những người trí thức là không đáng tin cậy, văn hóa phải trở thành công cụ để thuần hóa. Để thống nhất tư tưởng của nhà Minh, Chu Nguyên Chương chủ yếu sử dụng hai biện pháp:

Một là đích thân sửa lại sách giáo khoa cho trường thái học (bậc học cao cấp nhất), việc này không chỉ xác định phạm vi của sách giáo khoa, mà còn xem xét từng nội dung cụ thể của sách giáo khoa.

Khi ông phát hiện ra trong sách "Mạnh Tử" cho rằng "dân là quan trọng nhất, xã tắc là quan trọng thứ hai, và vua thì xem nhẹ"; "người cai trị coi các bề tôi của mình như rơm cỏ, thì các quan thần coi người cai trị như quân địch" và những lời nhận xét khác công kích quyền lực của triều đình, ông nổi giận và ra lệnh trục xuất bài vị của Mạnh Tử ra khỏi Khổng miếu. Sau đó, trước sức ép của dư luận, không thể không khôi phục lại.

Sau lần đó, Chu Nguyên Chương canh cánh trong lòng, đã tổ chức cho tiến hành tóm lược rất nhiều sách "Mạnh Tử", biên soạn thành "Mạnh tử tiết văn", được dùng làm sách giáo khoa các cấp.

Cũng quy định rằng những mệnh đề đã bị xóa bỏ không được sử dụng trong các kì thi của triều đình, các sĩ tử cũng không được phép sử dụng.

Một khía cạnh khác, người ta còn biết đến "văn tự ngục" nổi tiếng, nơi tạo ra một bầu không khí tư tưởng đáng sợ.

Đối với quá khứ của mình, Chu Nguyên Chương đã từng làm Hòa thượng, một kẻ ăn mày, một đội quân khăn đỏ… Ông cũng sẵn sàng nói về những đau khổ, bất hạnh như một sự vinh quang, nhưng ông ta không cho phép người ta động chạm đến nó.

Nếu như có bất kì điều gì gây liên tưởng tới "quang", "trọc", tăng, "phát"… hoặc những thứ có liên tưởng tới đội quân khăn đỏ, hoặc những thứ có thể khiến người ta liên tưởng tới "tặc","đạo chích", "cướp", ví dụ như chữ "tặc" có hình thanh giống như chữ "tắc" đều là đầu lìa khỏi cổ. Rất nhiều người muốn nịnh hót ông đều phải mất mạng.

Vào thời nhà Minh, các quan chức trên khắp đất nước sẽ gửi lời chúc mừng vào các dịp lễ hội hoặc lễ kỷ niệm của hoàng gia. Mặc dù đều là những điều đã cũ mèm nhằm ca ngợi công đức của hoàng đế

Nhưng Chu Nguyên Chương đã xem nó mười phần nghiêm túc, các quan chức cấp cơ sở nếu mà không lưu ý thì sẽ vô tình phạm phải những điều kỵ húy.

Vì trí tưởng tượng của Chu Nguyên Chương đã đạt đến mức không thể tưởng tượng nổi, những sự cố nịnh hót và bị giết liên tục xảy ra, các quan lại địa phương hoảng sợ đến mức phải thỉnh cầu hoàng đế chỉ định một công thức, để thần dân khắp nơi theo làm theo, để khi chúc mừng họ sẽ không bị vi phạm vào những điều cấm.