Dân Việt

Sau khi tịnh thân, thái giám Trung Quốc cổ đại phải ở đâu trong 1 tháng?

T.T 11/11/2024 10:30 GMT+7
Vào thời phong kiến của Trung Quốc, thái giám là công việc không được đánh giá cao nhưng lại có thể kiếm được nhiều ngân lượng và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nếu "lọt vào mắt xanh" hoàng thượng hoặc các phi tần quyền cao chức trọng.

Sau khi tịnh thân, thái giám Trung Quốc cổ đại phải ở đâu trong 1 tháng?

Tuy nhiên, cái giá của việc trở thành thái giám chính là phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn, cắt đi "của quý", mất khả năng "nối dõi tông đường".

img

Thời xưa thái giám nhập cung từ khi còn rất nhỏ - Ảnh minh họa

Được biết, trước khi bắt đầu quá trình tịnh thân, họ sẽ ký giao ước với triều đình, được kiểm tra sức khỏe và có một cuộc đối thoại với thái giám chưởng quản, nội dung như sau:

"Thái giám chưởng quản: “Ngươi tự nguyện tiến cung đúng không?”.

Người nam: “Đúng”.

Thái giám chưởng quản: “Nếu bây giờ hối hận vẫn còn kịp”.

Người nam: “Tuyệt đối không hối hận!”.

Thái giám chưởng quản: “Vậy về sau ngươi không thể hoàn thành việc nối dõi tông đường, cũng đừng quay ngược oán trách”.

Người nam: “Sẽ không”".

img

Quá trình tịnh thân diễn ra vô cùng đau đớn - Ảnh minh họa

Sau đó, thái giám chưởng quản đọc một lần các nguyên tắc khi trở thành thái giám rồi mới chính thức "hạ dao". Tịnh thân xong, các thái giám không thể rời đi ngay mà sẽ được sắp xếp sống tạm tại "Cung giám phòng" trong vòng 1 tháng. Nơi này sẽ có 3 ống khói lớn trên mái, mùa đông lò lửa được đốt cháy thường xuyên để căn phòng không quá nóng hoặc quá lạnh, phù hợp cho những thái giám sức khỏe yếu ớt hậu tịnh thân có thể dần hồi phục.

img

Tịnh thân là quá trình cực kỳ đau đớn và tổn hại lớn đến sức khỏe. Những người đàn ông vì gia cảnh nghèo hèn nên bị cha mẹ đẩy vào trong cung làm thái giám (thường là trong độ tuổi lên 10). Họ không có tình yêu thương từ gia đình, cũng không có tâm sinh lý bình thường nên cả đời không thể có được một người phụ nữ bầu bạn, thêm nữa còn phải thường xuyên chịu sự mỉa mai khinh thường. Có thể nói những nỗi khổ đó đã trở thành động lực để các thái giám nỗ lực tồn tại và tìm mọi cách để thăng tiến, tự mình thay đổi vận mệnh của mình.