Dân Việt

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt

Tuệ Lâm 21/11/2024 19:00 GMT+7
Những bức vẽ đầy lạ lẫm và sống động về chân dung đức Phật của họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng đã mang đến một cái nhìn thú vị cho công chúng.

Đức Phật "lạ lẫm" trong triển lãm "Sáng Đạo trong Đời"

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 1.

Triển lãm "Sáng Đạo trong Đời" của 12 họa sĩ Việt vừa khai mạc trong ngày 21/11 đã mở ra một không gian nghệ thuật hết sức độc đáo và thú vị. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của cuộc vận động sáng tác nghệ thuật "Sáng Đạo trong Đời" với chủ đề "Nhận thức văn hóa Phật giáo qua các loại hình nghệ thuật", hướng đến Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc Vesak 2025 do Ban Văn hóa Trung ương - Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 2.

Theo Hòa thượng Thích Thọ Lạc - Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, triển lãm mong muốn mang đến cho công chúng một cái nhìn sâu sắc về giá trị đạo đức, tâm linh Phật giáo trong đời sống hiện đại. Những tác phẩm tại triển lãm không chỉ mang vẻ đẹp hội hoạ, nghệ thuật mà còn truyền tải những triết lý nhân sinh cao cả, nhằm lan tỏa tình thương, lòng nhân ái và trí tuệ của Đạo Phật.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 3.

Triển lãm quy tụ 51 tác phẩm độc đáo của 12 họa sĩ tài hoa trong lĩnh vực và hội họa, mở ra một không gian nghệ thuật hết sức độc đáo và thú vị với nhiều ý nghĩa về Phật giáo. 12 họa sĩ gồm: Trịnh Sinh Nha, Lê Bá Cầu, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Văn Nghĩa, Hoàng Hương Giang, Cấn Mạnh Tưởng, Nguyễn Trường Thịnh, Nguyễn Phan Bách, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thế Long, Lê Tuấn Anh.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 4.

12 họa sĩ tham gia triển lãm đều có thời gian dài gắn bó và cống hiến cho mỹ thuật Việt Nam. Mỗi họa sĩ tham gia triển lãm đều có phong cách riêng biệt, từ lối tái hiện hiện thực tỉ mỉ đến phong cách trừu tượng sáng tạo. Họ luôn đặt cái tâm và chiêm nghiệm nhân sinh quan sâu sắc vào trong từng tác phẩm nghệ thuật.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 5.

"Các tác phẩm trưng bày tại đây, không chỉ, là những kiệt tác nghệ thuật, mà còn là những lời nhắn nhủ ý nghĩa về cuộc sống. Qua những hình ảnh quen thuộc, những chi tiết tinh tế, các họa sĩ, đã khéo léo truyền tải, những thông điệp về lòng từ bi, trí tuệ, sự giác ngộ... Tất cả đều hướng con người, đến những giá trị tốt đẹp, giúp chúng ta sống một cuộc đời ý nghĩa hơn", Hòa thượng Thích Thọ Lạc chia sẻ.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 6.

Trong triển lãm, các tác phẩm: "Chánh niệm", "Phẩm của hoa", "Bình minh trên sông", "Hương của sự giác ngộ"... của họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng đã mang đến những cái nhìn đầy lạ lẫm, ngộ nghĩnh và sinh động về chân dung của đức Phật. Ở đây, hình ảnh đức Phật không đẹp như vẻ đẹp thường thấy mà hiển hiện dưới nhiều hình thái khác nhau.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 7.

Chia sẻ với Dân Việt về nguồn cảm hứng sáng tác nên những bức hội họa ý nghĩa, họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, tất cả các bông hoa đều có vẻ đẹp của tự nhiên và đều có tính Phật. Hoa sen là biểu tượng của Phật giáo mang ý nghĩa thanh tịnh, cao quý và biểu trưng cho phẩm chất cao quý của một con người. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu thương vì thế mỗi khi thể hiện tình yêu của ai đó người ta thường tặng hoa hồng. Hoa cúc là tượng trưng cho người quân tử vì đây là loài mà có chết đi cũng không rời thân của nó.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 8.

Bức tranh "Phẩm của hoa" của họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng vẽ theo lối phối ảnh ngược, nhìn càng xa thì hình ảnh càng to lên. Theo họa sĩ, con đường giác ngộ của đức Phật cũng có nhiều yếu tố mang tính ngược. Chẳng hạn như Ngài có những thứ người khác mong muốn có được nhưng Ngài lại buông bỏ đi. Và anh thực hiện những bức vẻ với lối phối ảnh ngược để thấy có sự tương đồng với con đường giác ngộ của đức Phật.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 9.

Trong các bức tranh của Nguyễn Xuân Hoàng, đức Phật hiện lên với đôi chân rất to, cái đầu hơi nhỏ. Theo họa sĩ, đôi chân tựa như rễ của một cái cây, rễ càng lớn thì cây càng vươn cao. Trong các bức vẽ về đức Phật, bức họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng vẽ lâu nhất là 1 tháng, bức vẽ nhanh nhất cũng phải 2 tuần.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 10.

Hòa thượng Thích Thọ Lạc nhấn mạnh rằng, triển lãm “Sáng đạo trong đời” là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với giới nghệ sĩ, mà còn đối với toàn xã hội. Đây là dịp, để chúng ta cùng nhau chiêm ngưỡng, những thành quả sáng tạo, của các họa sĩ, đồng thời, cũng là cơ hội, để chúng ta cùng nhau suy ngẫm, về những giá trị cốt lõi của cuộc sống.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 11.

Bức tranh "Vô vi cổ tự" của họa sĩ Lê Bá Cầu vẽ về chùa Vô Vi ở Chương Mỹ, Hà Nội.

Đức Phật “lạ lẫm” và sống động trong tranh của họa sĩ Việt- Ảnh 12.

Bức tranh "Mênh mang" của họa sĩ Lê Bá Cầu trên chất liệu sơn mài. Triển lãm "Sáng Đạo trong Đời" sẽ diễn ra từ ngày 21/11 đến ngày 28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Hà Nội, số 45 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.