Trong phim Sex and City có phân cảnh cô lượn lờ trong cửa hàng Dolce & Gabbana, chọn 1 đôi giày cao gót và mang tới quầy thu ngân cùng chiếc thẻ tín dụng đã quẹt hết hạn mức. Và một phân cảnh khác ghi lại pha chốt đơn đôi giày trị giá 40.000 USD chỉ để giải tỏa cảm giác bực dọc hậu trong mối quan hệ với anh bồ Aiden mà trong lòng không hề có bất cứ sự lo lắng nào!
Nhưng bằng cách nào đó, bộ phim Sex and City đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi.
Nó cũng khiến tôi nhận ra rằng, thẻ tín dụng dường như có 1 "ma lực" đặc biệt quyến rũ. Và đó là lý do khiến Carrie Bradshaw không thể cưỡng lại trước những thứ mà cô yêu thích. Lúc này, việc để ham muốn lấn át lý trí có lẽ hoàn toàn là điều bình thường và trở nên dễ hiểu.
Vì vậy, khi tôi muốn mua cho mình một đôi giày hiệu nhưng số tiền trong thẻ tín dụng không đủ, tôi đã nghĩ ngay tới Carrie. Đó là lần đầu tiên tôi quẹt thẻ tín dụng và bị từ chối. Song, cảm giác khi đó thực sự rất tệ, rất xấu hổ.
Bây giờ, sau khi phải tự lo cơm - áo - gạo - tiền, đối phó với nợ nần, trải qua và chiêm nghiệm lại, tôi mới nhận ra rằng, hành động đó của bản thân chính là một biểu hiện độc hại của thứ được gọi là "đặc quyền".
Đặc quyền mà tôi muốn nói ở đây là sự đùm bọc của bố mẹ. Khi còn là sinh viên, tôi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ tài chính từ họ. Trong khi xung quanh tôi bấy giờ là những người đang vật vã với hàng tá khoản nợ từ tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt cho tới học tập...
Còn tôi, người mỗi tháng đều nhận được tiền chu cấp, cuối cùng lại đưa ra lựa chọn (đặc biệt tồi tệ) là tiêu xài phung phí những đồng tiền - không - phải - của - mình vào những chiếc kính râm hay bộ đồ chạy theo xu hướng kém chất lượng mà tôi tìm thấy trên các sàn thương mại điện tử.
Mọi thứ chỉ thực sự "vỡ" ra khi tôi tốt nghiệp và trải qua một loạt công việc với mức lương thậm chí còn không đủ để trang trải cho cuộc sống bình thường.
Dunn (nửa đùa nửa thật), tự mô tả mình là "người tình vô tích sự của nước Mỹ". Cô ấy nói về các vấn đề từ tâm lý quản lý tiền bạc, đến việc lớn lên với cha mẹ mắc nợ...
Quan điểm mà Dunn đưa ra, nhấn mạnh nhiều lần, là nhiều người trong chúng ta cảm thấy như thể mình "rất tệ với tiền bạc" khi mắc kẹt trong một môi trường không được tôn trọng, thậm chí là tước bỏ đi tất cả những nỗ lực để có cuộc sống tốt hơn. Điều đó vô hình ghim vào đầu chúng ta một suy nghĩ rằng, không có đủ tiền là một vấn đề đạo đức.
Trong một tập đầu, Dunn hỏi mọi người (cả nam và nữ) về tư thế quan hệ tình dục yêu thích của họ. Rất nhiều người trong số đó liền ngay lập tức trả lời. Và sau đó là câu hỏi liên quan đến số dư ngân hàng hiện tại của họ. Họ im lặng. Chính xác là vậy, tiền bạc chính là nguồn gốc của nỗi sợ hãi, xấu hổ và lo lắng.
Dunn cũng xem xét thực tế rằng, nhiều người trong chúng ta lớn lên trong những gia đình mà đàn ông là người kiếm tiền và quản lý tiền. Những người có mẹ đi làm, hiểu rõ về tiền bạc cùng việc thiết lập ngân sách tài chính thường có xu hướng có mối quan hệ lành mạnh hơn với tài chính của chính họ. Chúng ta không thể là những gì chúng ta không thể nhìn thấy.
Điều đó đồng nghĩa với việc, khi phụ nữ không có hình mẫu tài chính vững chắc, họ sẽ khó chấp nhận một sự thật rằng tất cả chúng ta đều cần phải chịu trách nhiệm quản lý tiền bạc.
Tác giả người Anh - Shirley Conran đã viết một khóa học để giúp những phụ nữ đang vật lộn từng ngày để nuôi sống bản thân và con cái sau biến cố ly hôn từng bước tự chủ trong việc quản lý tài chính. Khi còn nhỏ, cô được nhắc nhở rằng: "Phụ nữ không bao giờ liên quan gì đến tiền bạc", vì vậy cô đã tự học để hiểu điều đó. Cô giải thích: "Sau đó, tôi đã viết một cuốn sách về tất cả những điều tôi đã làm sai, để những người phụ nữ khác có thể tránh lặp lại điều đó".
Những thứ đắt tiền mà đàn ông mua được gọi là "đầu tư". Nhưng khi phụ nữ mua thứ gì đó đắt tiền, người ta liền ngay lập tức cho rằng, họ đang nuông chiều bản thân quá mức.
Nếu chúng ta quá nhanh chóng gắn mác mình là người tệ bạc với tiền bạc, làm sao chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của bảng lương và quan trọng hơn là sẽ mất đi động lực để cố gắng cho mức thu nhập được cải thiện mỗi ngày. Trong một thời gian dài, chúng ta đã "nuốt chửng" thông điệp tài chính không phải là vấn đề dành cho phụ nữ và sẽ không sao cả nếu chúng ta chẳng biết gì về nó.
Có những người muốn phụ nữ tin rằng, toán học và tiền bạc là những chủ đề nhàm chán. Nhưng, nếu bạn nghĩ rằng, việc hiểu biết về quản lý tài chính giúp bạn biết được giá trị của mình và được trả lương xứng đáng, có thể lập kế hoạch cho tương lai hay kiểm soát được nợ nần thì chắc chắn mọi thứ sẽ không còn nhàm chán nữa.
Và nó đã thay đổi mối quan hệ giữa tôi với tiền bạc thông qua những thông điệp "đắt giá" như thế!
Bài viết được chia sẻ lại bởi một người phụ nữ U40 đã từng đổ vỡ bởi vấn đề liên quan đến chuyện quản lý tài chính sau khi xem bộ phim Sex and the city. Và đây là những lý do cô ấy đưa ra để khẳng định cho việc tại sao nói, quản lý tài chính là thứ tất cả mọi người đều nên biết và rằng "phụ nữ không hề tệ trong việc quản lý tiền bạc":
Phim Sex and the city (Sắc Tình Đô Thị) là tên của loạt phim truyền hình ăn khách của đài HBO được phát sóng từ năm 1998 đến 2004, lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Candace Bushnell được xuất bản vào năm 1997.
Với nội dung xoay quanh cuộc sống của người phụ nữ Carrie Bradshaw và 3 người bạn - với những vấn đề liên quan đến thời trang, tiền bạc, tình yêu và tất nhiên cả tình dục - Sex and the City đã trở thành loạt phim hài tình cảm ăn khách nhất nhì lịch sử đài HBO.