Dân Việt

Mê mẩn tiếng khèn trên đỉnh PuTaLeng

PV Tây Bắc 24/11/2024 13:09 GMT+7
Tiếng khèn trên đỉnh PuTaLeng là chủ đề của Liên hoan khèn Mông huyện Tam Đường (Lai Châu) lần thứ I năm 2024, do UBND huyện Tam Đường tổ chức tối 23/11. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024.

Đó là chủ đề của Liên hoan khèn Mông huyện Tam Đường lần thứ II, năm 2024, do UBND huyện Tam Đường tổ chức tối 23/11. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Lễ hội PuTLeng huyện Tam Đường lần thứ I năm 2024.

Tiếng khèn trên đỉnh Putaleng - Ảnh 1.

Những nghệ nhân, diễn viên khèn Mông đã mang đến cho người dân và du khách "bữa tiệc" nghệ thuật độc đáo. (Ảnh: Thanh Ngân)

Tham dự Liên hoan khèn Mông lần thứ II năm 2024 có 8 đoàn đến từ các xã: Sơn Bình, Bản Bo, Bản Giang, Nùng Nàng, Thèn Sin, Giang Ma, Bản Hon và Tả Lèng. Các đoàn phải trải qua các phần thi: Thổi và múa khèn đơn, thổi và múa khèn đôi, thổi và múa khèn đồng đội.

Clip: Tiếng khèn trên đỉnh PuTaLeng

Ông Đỗ Trọng Thi - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Tam Đường cho biết, Liên hoan khèn Mông được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện nói riêng, đồng bào Mông ở tình Lai Châu nói chung.

Tiếng khèn trên đỉnh Putaleng - Ảnh 2.

Những màn múa khèn uyển chuyển của các nghệ nhân, diễn viên khèn Mông, hấp dẫn người dân và du khách đến xem. (Ảnh: Thanh Ngân)

Liên hoan khèn Mông lần thứ II năm 2024 diễn ra là dịp để các nghệ nhân, diễn viên khèn Mông trong toàn huyện được giao lưu, thể hiện tài năng đối với loại hình nghệ thuật thổi và múa khèn Mông. Thông qua Liên hoan tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc Mông nói riêng và các dân tộc trên địa bàn nói chung, tạo sự gắn bó đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân cùng nhau xây dựng, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện.

Tiếng khèn trên đỉnh Putaleng - Ảnh 3.

Những pha biểu diễn tài tình của các nghệ nhân khèn Mông, thể hiện tài năng và sự tập luyện công phu của các đoàn tham dự Liên hoan khèn Mông huyện Tam Đường lần thứ II. (Ảnh: Thanh Ngân)

Đây cũng là dịp để các nghệ nhân, diễn viên quần chúng cùng nhau đua tài, thể hiện bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn, để chứng minh rằng các nghệ nhân, diễn viên quần chúng không những giỏi trong lao động sản xuất mà còn giỏi ở mọi mặt của đời sống xã hội.

Tiếng khèn trên đỉnh Putaleng - Ảnh 4.

Khèn là một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Mông. (Ảnh: Thanh Ngân)

Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, anh Giàng A Chóng, ở bản Xin Câu (Thèn Sin, Tam Đường) vui vẻ cho biết: "Trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Mông không thể thiếu tiếng khèn. Tiếng khèn vang lên trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết. Thổi khèn Mông đã khó, vừa thổi vừa múa khèn Mông còn khó hơn gấp nhiều lần. Năm 2016, tôi mới bắt đầu học thổi khèn Mông. Muốn thổi khèn Mông giỏi đòi hỏi người thổi phải có sức khỏe và biết cách lấy hơi, rèn khí để hơi được sâu, được dài.

Tiếng khèn trên đỉnh Putaleng - Ảnh 5.

Các nghệ nhân, diễn viên khèn Mông biểu diễn nhiệt tình, cống hiến cho khán giả những động tác múa uyển chuyển vùng với tiếng khèn réo rắt, ngân vang. (Ảnh: Thanh Ngân)

Trước khi tham gia Liên hoan lần này, tôi và các thành viên trong đoàn đã dành thời gian để cùng nhau tập luyện, tạo sự gắn kết nhịp nhàng giữa các thành viên.

Tại Liên hoan, những tiết mục thổi và múa khèn đơn, đôi và đồng đội của các đoàn lần lượt diễn ra, trước sự cổ vũ nhiệt tình của người dân và du khách. Tiếng khèn réo rắt vang lên hòa cùng nhịp điệu múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, vờn khèn hay lăn nghiêng, lăn ngửa… do các nghệ nhân, diễn viên biểu diễn, khiến người xem mê đắm".