Visa (thị thực nhập cảnh) là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh một lần hay nhiều lần.
Trước khi bắt đầu quá trình xin visa để đi nhiều nước , bạn cần hiểu rõ về các loại visa khác nhau. Mỗi quốc gia có những quy định riêng về loại visa, thời gian lưu trú và các yêu cầu đi kèm. Dưới đây là một số loại visa phổ biến:
Visa du lịch: Cho phép bạn đến một quốc gia để tham quan, nghỉ dưỡng.
Visa công vụ: Dành cho những người có mục đích công tác, làm việc tại nước ngoài.
Visa sinh viên: Cho phép bạn đến một quốc gia để học tập.
Visa transit: Cho phép bạn quá cảnh qua một quốc gia để đến một quốc gia khác.
Đơn xin cấp visa. Đây là tờ khai thể hiện mong muốn làm visa đối với cơ quan có thẩm quyền.
Hộ chiếu (hay còn gọi là Passport) như chứng minh thư của bạn khi ở nước ngoài. Bạn sẽ phải xuất trình hộ chiếu khi nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở bất kỳ quốc gia nào.
Ảnh cá nhân. Ảnh giúp nhận dạng người được cấp visa, phải được chụp gần nhất trong bao nhiêu tháng, không đeo kính đen, mắt nhìn thẳng, không đội mũ,…
Giấy tờ thông tin cá nhân. Xác nhận lại lý lịch tư pháp của bạn như hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân,…
Giấy tờ về thân nhân. Cung cấp thêm thông tin về bạn, người thân trong gia đình có thể liên hệ trong trường hợp bất ngờ xảy ra.
Giấy tờ chứng minh công việc. Mục đích của giấy tờ này là khai báo cho cơ quan có thẩm quyền về nghề nghiệp, chức danh và vị trí làm việc của bạn.
Giấy tờ chứng minh tài chính. Bạn cho cơ quan cấp visa thấy được tiềm lực tài chính của bạn đến đâu. Thể hiện bạn có khả năng chi trả các chi phí trong chuyến đi và không trốn ở lại quốc gia đó khi hết thời gian lưu trú.
Giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh. Mục đích nhập cảnh là tiêu chí để phân loại visa. Từ đó, quyết định đến các loại giấy tờ đã nêu ở trên.
Bảo hiểm hoặc một số giấy tờ khác trong trường hợp đặc thù.
Hầu hết các lãnh sự quán đều yêu cầu bản hồ sơ xin Visa được dịch sang Tiếng Anh vì vậy bạn nên chuẩn bị kỹ. Ngoài ra, việc cấp Visa sẽ được thu phí theo quy định của mỗi lãnh sự quán. Các thông tin liên quan đến cấp Visa bạn có thể tìm hiểu ngay tại website chính của lãnh sự quán.
Cách xin visa thường bao gồm các bước sau:
Tìm hiểu thông tin: Nghiên cứu kỹ về các yêu cầu xin visa của từng quốc gia.
Chuẩn bị hồ sơ: Hoàn thiện đầy đủ các giấy tờ cần thiết.
Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán hoặc trung tâm tiếp nhận hồ sơ.
Phỏng vấn (nếu có): Một số quốc gia yêu cầu phỏng vấn để xác minh thông tin.
Nhận kết quả: Sau một thời gian chờ đợi, bạn sẽ nhận được thông báo về kết quả xét duyệt visa.
Hiểu rõ mục đích chuyến đi: Hãy chuẩn bị một câu trả lời ngắn gọn, súc tích và rõ ràng về lý do bạn muốn đến quốc gia đó.
Nghiên cứu về đất nước: Thể hiện sự quan tâm của bạn bằng cách tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, địa điểm du lịch hoặc lý do bạn muốn học tập/làm việc tại đó.
Chuẩn bị các câu hỏi thường gặp: Tìm hiểu trước các câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn và tập trả lời tự tin.
Ôn luyện tiếng Anh: Nếu ngôn ngữ phỏng vấn là tiếng Anh, hãy dành thời gian ôn luyện để giao tiếp trôi chảy.
Đến đúng giờ: Hãy đến trước giờ hẹn khoảng 15-20 phút để làm thủ tục.
Trang phục gọn gàng: Chọn trang phục lịch sự, phù hợp với không khí của buổi phỏng vấn.
Tự tin, thân thiện: Giao tiếp bằng ánh mắt, mỉm cười và trả lời câu hỏi một cách tự tin.
Trung thực: Luôn trả lời thành thật và ngắn gọn. Tránh nói quá nhiều hoặc lan man.
Mang theo đầy đủ giấy tờ: Đảm bảo bạn mang theo tất cả các giấy tờ cần thiết như hộ chiếu, thư mời, chứng minh tài chính...
Chuẩn bị một bản sao lịch trình chi tiết: Điều này sẽ giúp nhân viên lãnh sự hình dung rõ hơn về kế hoạch của bạn.
Thời gian xử lý hồ sơ: Thời gian xét duyệt hồ sơ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia.
Phí xin visa: Mỗi quốc gia sẽ có mức phí xin visa khác nhau.
Visa nhiều lần: Nếu bạn có kế hoạch đi lại nhiều lần, hãy xem xét xin visa nhiều lần.
Visa Châu Âu (Schengen): Nếu bạn muốn du lịch nhiều nước châu Âu, visa Schengen là lựa chọn phù hợp. Visa này lưu trú ngắn hạn cho phép một người đi du lịch đến bất kỳ thành viên nào của Khu vực Schengen gồm 23 thành viên. Mỗi lần lưu trú tối đa 90 ngày cho mục đích du lịch hoặc kinh doanh.
Theo bảng xếp hạng toàn cầu Henley Passport Index thì hộ chiếu Việt Nam đứng thứ 94 trong số 199 toàn cầu. Theo đó, công dân Việt Nam được miễn visa, chỉ cần xin visa khi đến (visa on arrival) hoặc visa điện tử (eTA) với tỉ lệ thành công gần như 100% tại 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Những quốc gia, lãnh thổ miễn visa với công dân Việt Nam bao gồm: Quần đảo Cook, Micronesia, Niue, Barbados, Haiti, Saint Vincent & Grenadines, Singapore, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Chile, Ecuador, Panama, Dominica.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các quốc gia, lãnh thổ chấp nhận visa on arrival đó là: Quần đảo Marshall, quần đảo Palau, Samoa, Tuvalu, Iran, Kuwait, St Lucia, Maldives, Nepal, Tajikistan, đông Timor, Bolivia, quần đảo Cape Verde, quần đảo Comoro, Guinea-Bissau, Kenya, Madagascar, Malawi, Mauritania, Mauritius, Mozambique, Namibia, Rwanda, Senegal, Seychelles, Sierra Leone, Somalia, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia.
Các quốc gia, lãnh thổ chấp nhận công dân Việt Nam dùng visa điện tử eTA gồm: Đài Loan và Sri Lanka.