Dân Việt

Tóc đuôi sam thời nhà Thanh: Để tóc thì mất đầu, để đầu thì mất tóc

PV 26/11/2024 22:23 GMT+7
Khi Thanh triều vừa mới thành lập, ở vào thời điểm điều luật về kiểu tóc mới được thi hành, rất nhiều người đều có ý phản đối. Để răn đe bách tính, triều đình Nhà Thanh đã thi hành kỷ luật thép, phàm là nam giới không tuân theo kiểu tóc này đều sẽ bị chặt đầu làm gương.

Luật bất thành văn: Để tóc thì mất đầu, để đầu thì mất tóc

Người Trung Quốc thời xưa có quan niệm "thân thể là do cha mẹ sinh ra", vì vậy không thể tùy tiện thay đổi dù chỉ là kiểu tóc. Trước kia, việc cắt tóc ở thời cổ chẳng khác nào "chặt đầu", thậm chí hành động này từng bị coi là một loại hình phạt. Ví dụ tiêu biểu là vào thời Tam Quốc, ngựa của Tào Tháo từng làm hỏng ruộng lúa. Điều này vi phạm quân lệnh do chính ông đặt ra. Theo đúng luật, lẽ ra Tào Tháo phải rút kiếm tự vẫn tại chỗ, nhưng trước sự can ngăn của binh lính, ông mới đành phải cắt tóc và coi đó như hình phạt thay thế. Vì vậy, trừ phi muốn xuất gia nương nhờ của Phật, những người bình thường đều tuyệt đối không tự tiện cắt tóc. Tuy nhiên, "luật bất thành văn" này chỉ đúng cho đến thời kỳ trước khi nhà Thanh thống trị Trung Hoa.

Hậu thế đều biết, Thanh triều là do người Mãn thiết lập. Trước đó, nam giới Trung Quốc vốn thịnh hành để tóc dài, búi gọi lên đỉnh đầu rồi dùng trâm cố định lại. Nhưng đến thời nhà Thanh, kiểu tóc cạo nửa đầu và tết đuôi sam đã trở thành luật lệ bắt buộc với đàn ông. Vậy tại sao người Mãn lại ưa chuộng kiểu tóc khác biệt này?

img

Theo các nguồn sử liệu ghi lại, nguyên nhân khiến đàn ông Mãn tộc coi trọng kiểu tóc kỳ lạ trên xuất phát từ một tín ngưỡng. Từ thời xa xưa xưa, tổ tiên của tộc Mãn Châu là người Nữ Chân. Trong quan niệm của bộ tộc này, đầu và tóc là những bộ phận vô cùng được xem trọng. Vì vậy, nếu đàn ông trong tộc không may chết trận nơi xa trường, hài cốt có thể được táng ở bất cứ đâu, nhưng phần tóc đuôi sam nhất định phải được cắt và đem về tận nhà để an táng, chiêu hồn.

Ngoài ra, kiểu tóc này còn được ưa chuộng bởi nhiều công dụng thực tế trong đời sống. Cụ thể, người Nữ Chân khi xưa từng lấy việc săn bắn làm kế sinh nhai. Bởi thường xuyên phải cưỡi ngựa và đi săn trong rừng, họ buộc phải cạo đi phần tóc phía trước và tết gọn phần tóc phía sau để tránh bị tóc che khuất tầm nhìn cũng như tránh vướng phải chướng ngại vật. Hơn nữa, so với những mái tóc dài phải búi cầu kỳ như đàn ông Hán tộc, kiểu tóc của nam giới Mãn tộc giới tiện lợi hơn rất nhiều. Ban ngày khi làm việc họ có thể cuốn gọn phần đuôi sam vào cổ hoặc đỉnh đầu, tới lúc tối khi đi ngủ cũng dễ dàng cởi ra để làm gối.

Liên quan tới kiểu tóc kỳ lạ này, dân gian còn lưu truyền một giai thoại khác. Theo đó, từ thời xa xưa, bộ tộc Nữ Chân từng có một anh hùng kiệt xuất tên là Thúc Cơ Năng. Bởi vì người này ở phần trước trán và hai bên tóc mai đều không có tóc, cho nên còn được gọi là Thốc Phát Thúc Cơ Năng. Nỗ Nhĩ Cáp Xích sau khi thống nhất các bộ tộc Nữ Chân đã quyết định để kiểu tóc giống như người anh hùng trên để tưởng nhớ tiền nhân, cũng ra lệnh cho đàn ông trong tộc phải thực hiện theo mình, từ đó nhằm củng cố niềm tin và sự đoàn kết của bộ tộc.

img

Ngoài những ý nghĩa thiết thực kể trên, ẩn sau kiểu tóc này còn là một vài công dụng thiếu nhân văn khác. Theo trang Ifeng, khi nhận định về kiểu tóc này, nhà văn nổi tiếng Lỗ Tấn từng đưa ra đánh giá: "Chính phủ Thanh triều vào thời điểm bắt người có thể dùng tóc đuôi sam của nạn nhân để thay cho dây thừng. Hơn nữa nếu bắt được nhiều tội phạm, chỉ cần nối đuôi sam của họ là có thể dễ dàng áp giải một hàng dài". Như vậy, đối với những người phạm tội, phần tóc đuôi sam còn có thể được dùng như một thứ dây trói để khiến họ khó lòng trốn thoát. Chưa dừng lại ở đó, kiểu tóc này còn được cho là rất thuận tiện cho việc thi hành án chém đầu cũng như thu thập thi thể của phạm nhân.

Sự thật đẫm máu phía sau kiểu tóc đặc trưng của đàn ông Thanh triều

Khi Thanh triều vừa mới thành lập, ở vào thời điểm điều luật về kiểu tóc mới được thi hành, rất nhiều người đều có ý phản đối. Để răn đe bách tính, triều đình Nhà Thanh đã thi hành kỷ luật thép, phàm là nam giới không tuân theo kiểu tóc này đều sẽ bị chặt đầu làm gương.

img

Cũng chính bởi điều luật trên, không ít thảm cảnh máu chảy đầu rơi đã xảy ra, trong đó nổi tiếng phải kể tới hai sự kiện thảm sát là "Gia Định tam đồ" hay "Dương Châu thập nhật".

Trước sự cứng rắn của giai cấp thống trị, kiểu tóc đặc trưng của bộ tộc Mãn Châu đã dần trở nên phổ biến.

Những người hói đầu phải làm theo quy định này nếu không sẽ mất mạng

Người thời xưa cũng bị hói đầu, có thể là do bị bệnh hoặc di truyền từ cha mẹ. Đặc biệt đối với người cao tuổi, tóc sẽ thưa thớt khi về già. Nhưng ở thời Mãn Thanh, người dân phải để tóc dài tết bím, theo lẽ thường thì nếu như bị trọc đầu thì có thể sẽ mất mạng.

img

Đầu tiên nếu ai đó bị hói một nửa, không phải hói cả đầu thì vấn đề không lớn, quy tắc của thời nhà Thanh là chỉ cần tết bím là được, không quy định về độ dài của bím tóc. Vì thế nếu chỉ có một ít tóc, miễn là vẫn có thể tết thành bím thì vẫn ổn.

Đương nhiên nếu bị hói cũng phải báo với chính quyền địa phương và phải được xác nhận rằng mình bị hói nửa đầu mới có thể được công nhận. Tất nhiên là cũng phải cạo râu vì theo quy tắc của nhà Thanh đàn ông phải cạo râu và để tóc tết bím, thiếu một thứ thì không chắc có thể giữ được đầu.

Vậy nếu hói cả đầu thì phải làm thế nào, chẳng nhẽ đem giết bỏ hết, vậy thì người nhà Thanh không biết phải giết bao nhiêu mạng người cho đủ. Nếu thực sự bị hói cả đầu thì phải đến chính quyền địa phương báo cáo về tình hình của mình, tất nhiên là không thể nói một cách không có chứng cứ, cần phải mời một vài người có kiến thức y học đi cùng mình đến trình báo.

Tần suất chăm sóc tóc của đàn ông Thanh triều

Hậu thế ngày nay không khỏi thắc mắc rằng, với kiểu tóc dài và khó chăm chút như vậy, thời xưa lại không phổ biến tiệm làm tóc, vậy cổ nhân bao lâu mới có thể gội đầu một lần?

Đặc điểm nổi bật của kiểu tóc đuôi sam này là thường xuyên phải cạo tóc ở nửa đầu đằng trước. Tần suất để đàn ông nhà Thanh chăm chút cho bộ tóc của mình thường là "5 ngày tết tóc 1 lần, 10 ngày cạo tóc 1 bận".

img

Thế nhưng lịch gội đầu của họ lại có tần suất không thường xuyên như lịch tết tóc, cạo đầu.

Nếu là thường dân bách tính, việc gội đầu thường chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian mùa xuân và mùa hè. Bởi mùa đông quá lạnh, việc tắm gội của họ trong điều kiện thiếu thốn như vậy đương nhiên sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, mùa xuân, hè lại là khoảng thời gian bách tính bận rộn cấy cày, làm lụng. Cho nên theo phỏng đoán của các nhà sử học, tần suất gội đầu của họ thường sẽ là 1 tháng 1 lần.

Với những người hành khất, tha hương nói riêng, tắm rửa hay gội đầu có lẽ là ước mơ xa xỉ cả đời. Bởi ngay tới miếng cơm manh áo còn chưa lo xong thì nào ai đâu có thời gian tính đến chuyện tắm gội?

Ngoài tần suất 1 tháng gội đầu 1 lần kể trên, người cổ đại còn có thể "phá lệ" gội đầu vào những dịp đặc biệt, ví dụ như trước ngày thành thân hoặc khi đón bằng hữu, thân nhân ở xa tới nhà. Nhưng những dịp "phá lệ" này vô cùng hiếm hoi, bởi Thanh triều đánh thuế tương đối nặng, dân chúng đều đầu tắp mặt tối lo làm ăn chứ chẳng mấy ai có tâm trí nghĩ tới việc đi xa du ngoạn, thăm thú.

Với quan lại, quý tộc, số lần gội đầu của họ có thể nhiều hơn thường dân một chút, dù vậy cũng không thường xuyên như người hiện đại. Thậm chí, tầng lớp này còn bị "cấm" gội đầu trong một số dịp đặc biệt. Ví dụ như khi hoàng thất có người qua đời (Hoàng đế, hoàng hậu, phi tử... qua đời), cả nước sẽ cử hành quốc tang, quan viên và quý tộc không được phép gội đầu trong khoảng thời gian này mà phải đợi tới hơn 100 ngày sau.

Mỗi tháng chỉ gội đầu một lần đã có thể xếp vào "thiếu vệ sinh". Vậy nếu hơn 3 tháng không được gội đầu, liệu bộ dạng sẽ khó coi tới mức nào?