Trăn đất Python molurus là loài trăn lớn nhất ở Việt Nam, chúng dài trung bình 4 – 6m, thậm chí có thể lên đến 8m, nặng tận 100kg. Bề ngoài loài này có đầu dài, nhỏ, màu nâu xám. Trên đầu trăn đất Python molurus có hoa văn hình mũi mác. Chúng chủ yếu xuất hiện ở đồng bằng Nam Bộ, ưa đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước. Người dân khu vực này ghi nhận, đã từng thấy trăn đất Python molurus vào tận vườn cây nhà mình.
Trăn đất Python molurus vào mùa đông ở miền Bắc thường chỉ hoạt động vào ban đêm. Trong khi đó, vào mùa hè chúng lại thích ngâm mình trong nước. Thức ăn của loài này chủ yếu là chim, bò sát, những loài gặm nhấm hay thậm chí cả hươu, nai.
Hiện trăn đất Python molurus đang nằm trong Sách đỏ Việt Nam, là động vật thuộc nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng.
Đây là loài trăn rất nổi tiếng vì hoa văn độc đáo của mình. Chúng thường dài 6 – 7m, đầu dài, nhỏ, màu nâu hoặc vàng nhạt. Trên thân và đuôi của trăn gấm thường có đường xám đen nối với nhau, tạo thành dạng mắt dưới nổi lên trền nền da vàng nâu. Đây là lớp ngụy trang đắt giá với trăn gấm, giúp chúng trở nên khó nhận biết hơn khi cuộn tròn trên thảm mục thực vật quanh gốc cây.
Loài trăn gấm Python reticulatus có thể leo cây, cuốn mình vào các cành cây để đu lượn. Chúng sống ở rừng thưa, gần sông suối, dành phần lớn thời gian sống trên cây. Tại Việt Nam, trăn gấm chủ yếu sống ở Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Đà Nẵng, Đắk Lắk…
Trăn gấm thích ăn các loại cầy, chim, linh trưởng. Hiện loài này nằm trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng.
Trăn cộc là loài trăn nhỏ nhất trong “tam đại mãng xà” Việt Nam. Chiều dài của chúng chỉ khoảng 2m. Tuy nhiên, đây là loài hiếm nhất, chủ yếu chỉ có ở miền Nam Việt Nam.
Trăn cộc Python brongersmai có lớp da sặc sỡ, bắt mắt. Về ngoại hình, loài này đầu nhỏ, hình tam giác, màu vàng nhạt, có vệt xám đen chạy từ mõm đến hết phần má, môi trên và phía dưới kéo dài đến cổ. Trăn cộc rất thích ăn thú, chim.
Trăn cộc Python brongersmai nằm trong Sách đỏ Việt Nam, là một loài rất cần được bảo tồn, quý hiếm.
Ở Việt Nam, loài thú này có thể xem là kỳ lạ nhất. Dù chúng ăn cỏ, rất hiền lành, nhưng lại sở hữu đặc điểm khiến người khác phải e sợ.