Dân Việt

Gia cảnh nghèo, Lưu Bị lấy đâu ra tiền để chiêu binh mãi mã?

X.H 14/12/2024 15:32 GMT+7
Lưu Bị có thể làm học trò của những người nổi tiếng như Lư Thực, Trịnh Huyền là một điều không hề đơn giản. Lưu Bị dựa vào những gì mình học được đã nắm bắt hình thế của cả thiên hạ, nắm trong tay bản lĩnh chiêu binh mãi mã bằng tay không.

Gia cảnh nghèo, Lưu Bị lấy đâu ra tiền để chiêu binh mãi mã?

Lưu Bị có thể làm học trò của những người nổi tiếng như Lư Thực, Trịnh Huyền là một điều không hề đơn giản. Điều này có lẽ có liên quan tới thân phận hậu duệ hoàng thất của Lưu Bị. Những Hán thần như Lư Thực và Trịnh Huyền không thể không truyền thụ cho người học trò Lưu Bị này. Tuy rằng Lưu Bị không phải là người ham học nhưng tri thức của danh sư lại không hề tầm thường, người ta nói “danh sư xuất cao đồ”, có thầy giỏi ắt có trò hay.

img

Ảnh minh họa

Trong thời đại ấy, người có văn hóa và không có văn hóa có điểm khác biệt to lớn, Lưu Bị chỉ học được đôi chút vặt vãnh cũng đã là đủ dùng rồi. Lưu Bị dựa vào những gì mình học được đã nắm bắt được hình thế của cả thiên hạ, nắm trong tay bản lĩnh chiêu binh mãi mã bằng tay không.

Phát huy giá trị tiềm ẩn của bản thân, thu hút đầu tư từ người khác

Đầu óc chính trị và tài ăn nói của Lưu Bị cực kỳ tốt. Trong thời loạn thế, Lưu Bị đã nhận ra đây là thời đại của các anh hùng hào kiệt, nhận ra ý nghĩa chính trị của thân phận hậu duệ hoàng thất của mình. Cơ hội cộng thêm thân phận, Lưu Bị nhìn thấy giá trị tiềm ẩn của bản thân, thế nên đã quyết tâm xông pha thiên hạ, phát triển thân thủ.

img

Vừa ra chốn giang hồ, Lưu Bị đã quảng bá rầm rộ thân phận hậu thế của Trung Sơn Tĩnh Vương. Tuy hiện nay thất thế nhưng dẫu sao cũng là hoàng thất, là “lá cổ phiếu” có giá trị đầu tư nhất. Quả nhiên, những người võ công cao cường như Quan Vũ, hay người giàu có như Trương Phi đều lần lượt tìm đến Lưu Bị, đều không hề do dự mà đầu quân cho ông. Trương Phi còn không hề ngần ngại mà đem hết gia sản mà mình kinh doanh kiếm được để cho Lưu Bị lập lên quân đội của mình.

Con cháu hoàng tộc, danh chính ngôn thuận, những người đầu quân, đầu tư cho Lưu Bị đương nhiên không hề ít. Đại thương nhân mua bán ngựa như Trương Thế Bình, Tô Song tài trợ “50 con ngựa đưa tiễn, còn tặng cả 500 lượng vàng, cả ngàn cân sắt thép tinh luyện để dùng làm binh khí”. Đây không phải là một món tiền nhỏ đã giúp Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi chuẩn bị được trang bị, vũ khí, chiêu binh mãi mã, chính thức lập lên đội ngũ vũ trang của mình, bắt đầu con đường tranh bá.

Phát huy năng lực, hành hiệp trượng nghĩa, nhận được viện trợ tiền bạc

Lưu Bị dẫn quân xông pha thiên hạ, bắt đầu từ việc tiêu diệt quân khởi nghĩa Khăn Vàng, giành được không ít thắng lợi trong các trận chiến. Đánh thắng trận, đương nhiên có thể đạt được của cải và những vật tư hậu cần của quân địch để bổ sung cho bản thân. Đánh thắng được quân khởi nghĩa Khăn Vàng cũng là giải vây cho các quan sứ địa phương, đương nhiên cũng nhận được tiền thưởng của các quan viên ở đó. Dựa vào những điều này, ít nhất thì Lưu Bị cũng đã có thể duy trì được việc vận hành cơ bản đội ngũ quân đội của mình.

img

Lưu Bị tiêu diệt được quân khởi nghĩa Khăn Vàng, bước đầu đã gặt hái được danh tiếng nhất định, thu hút được sự chú ý của các chư hầu khắp chốn. Sau khi Bắc Hải Khổng Dung bị quân khởi nghĩa Khăn Vàng bao vây, điều đầu tiên mà Khổng Dung nghĩ tới đó chính là cầu cứu Lưu Bị, thế nên đã có Thái Sử Từ liều chết xông ra khỏi quân bao vây để tới gặp Lưu Bị cầu cứu. Lưu Bị cũng đã không phụ lòng người, giải vây cho Bắc Hải. Cứu người như cứu hỏa, đương nhiên phải báo đáp bằng mọi giá. Khổng Dung là đại sứ Phong Cương, đương nhiên sẽ thưởng hậu hĩnh cho đám Lưu Bị.

Giúp đỡ được Khổng Dung, Đào Khiêm ở Từ Châu lại bị lâm vào cảnh khốn cùng. Nhận lời kiến nghị của Khổng Dung, Lưu Bị lại mượn binh mã từ tay bạn học của ông là Công Tôn Toản, chạy tới Từ Châu giúp đỡ Đào Khiêm giải vây. Hành động này của Lưu Bị đã khiến Đào Khiêm cảm động rơi nước mắt mà kết giao với ông, thưởng vàng đã chẳng là còn coi là gì cả, ông đã giao cả thành Từ Châu cho Lưu Bị. Hành động hiệp nghĩa của Lưu Bị không những đã có được địa bàn Từ Châu mà còn có được nhiều nhân tài kiệt xuất, đúng là tam hỷ lâm môn.

img

Nhân cách và hành động hiệp nghĩa của Lưu Bị cũng đã khiến đại phú hào của Từ Châu là My Trúc muốn kết giao bằng hữu, còn gả em gái của mình cho Lưu Bị, kết làm thông gia, số tiền tài trợ cho Lưu Bị đương nhiên cũng không thể nào đếm xuể. Có được nguồn tài trợ đắc lực từ anh vợ My Trúc này, từ đó về sau gần như Lưu Bị chẳng bao giờ thiếu tiền nữa.

Nắm bắt cơ hội, nhân lúc loạn lạc giành lấy thắng lợi, chiếm địa bàn

Có được một chút tiền của không phải là mục đích mà Lưu Bị theo đuổi. Trong quá trình không ngừng kết thân hữu hảo, Lưu Bị vẫn luôn khổ cực đi tìm kiếm thứ mà mình mong muốn: Nhân tài và địa bàn. Sau khi đầu quân cho Lưu Biểu, Lưu Bị dường như đã tạm thời an ổn, Lưu Bị không hề nhàn nhã, đi khắp nơi tìm kiếm nhân tài mà mình cần, bởi dẫu sao có người tài thì mới có tiền.

img

Tình cảnh của Lưu Bị đã thu hút sự chú ý của các nhân tài trung thành trong Hán thất. Tư Mã Huy đã tìm tới ông, đề bạt Gia Cát Lượng với ông, Từ Thứ cũng tìm đến ông, trước khi đi cũng đã đề bạt Gia Cát Lượng cho ông. Một nhân tài như vậy, sau 3 lần tới nhà tranh thỉnh cầu thì Lưu Bị cuối cùng cũng đã mời được Gia Cát Lượng về xe chiến của mình, có được Gia Cát Lượng khiến Lưu Bị như bừng tỉnh, tìm được đúng phương hướng.

Nhờ những lời khuyên hữu ích từ quân sư tài ba Gia Cát Lượng, nhân cơ hội Tào Tháo đang tấn công xuống phía nam, Lưu Bị đã kết giao được với Tôn Quyền, về cùng một tuyến chống lại quân Tào, nhưng cũng không quên mở ra địa bàn của mình. Nhanh chóng phân chia địa bàn của người cháu là Lưu Tông, lập lên cơ nghiệp của mình. Có được một vài quận ở Hình Châu làm cơ bản, nhân lực, tài lực, vật lực của Lưu Bị hầu như đều đã chuẩn bị sẵn sàng.

Nhắm vào kẻ yếu, dùng binh áp chế, đoạt lấy cơ nghiệp

Lưu Bị đã không còn là nông dân nghèo thiếu tiền nữa, bắt đầu có kế hoạch lớn hơn, đó chính là nhắm vào Lưu Chương lúc này đang yếu dần, tìm kiếm cơ hội thay thế hắn, độc hưởng tiền tài thiên phủ. Dường như cơ hội đều rất thiên vị cho Lưu Bị, khi Bàng Thống lên kế hoạch chiếm lấy Ích Châu, Lưu Chương chủ động “dâng lên đến miệng”, nhờ Lưu Bị xuất binh giúp đỡ chống lại Trương Lỗ. Lưu Chương thực sự tin tưởng huynh đệ Lưu Bị của mình, sau khi Lưu Bị dẫn quân vào nước Thục, ông đã cho tiền cho lương thực để nuôi quân của Lưu Bị.

img

Tuy Lưu Bị chẳng hề động đến một cọng lông nào của Trương Lỗ, nhưng Lưu Chương vẫn cho quân của Lưu Bị ăn sung mặc sướng, không hề để họ thiếu thốn một ngày nào. Lưu Bị quả là có số hưởng tiền tài. Nhưng đó vẫn chưa phải là đỉnh cao nhất, Lưu Bị lúc này đang đau đầu vì không tìm được lý do lật mặt với Lưu Chương, thế nên đã chủ động tạo ra cái cớ tìm ra cái sai của Lưu Chương.

Sau khi Lưu Bị nghe được tin Tài Tháo định tiến quân xuống phía nam đã lập tức từ biệt Lưu Chương để về Hình Châu, đồng thời nhân cơ hội đó mượn binh mượn lương thực và mượn tiền từ Lưu Chương. Lưu Chương tốt bụng đã cung cấp đầy đủ số lượng lương thực và tiền của mà Lưu Bị cần, chỉ là binh lực thì cho ít đi một chút, như vậy đã khiến Lưu Bị phẫn nộ, bắt đầu ra tay với ông. Lưu Chương đương nhiên không phải là đối thủ của Lưu Bị, chỉ có thể gây ra một số phiền phức cho Lưu Bị, nhanh chóng trở thành tù nhân trong nhà lao của Lưu Bị. Một thiên phủ chi quốc đã rơi vào tay Lưu Bị, trở thành nền tảng để ông đăng cơ xưng đế trong Tam Quốc.

img

Có người sẽ có tiền, tiền thì để người dùng. Để có được tiền tài, Lưu Bị đã vận dụng hết tất cả ưu thế về thân phận, ưu thế chính trị, ưu thế từ các quân sư của mình, cho dù là binh nhiều hay ít, chưa bao giờ phải lo lắng vì tiền cả. Con người không thể chết vì tiền, Lưu Bị không tham tiền, ông đã nắm bắt được việc có được tiền và phân phối nó, điều động được sự hiệp lực từ các bên, dùng tiền tài đảm bảo cho con đường lập nghiệp của mình.