Việt Nam có hơn 1.000 dòng họ khác nhau và sở hữu nền văn hóa đa dạng. Trong số các dòng họ này, ngoài những dòng họ lớn như Nguyễn, Trần, Lê… thì còn có những dòng họ quý tộc được người đời kính nể. Những người thuộc dòng dõi quý tộc là những người có đặc quyền, quyền lực và địa vị cao trong xã hội được công nhận so với các tầng lớp khác trong xã hội. Địa vị này thường được lưu truyền trong gia đình từ đời này sang đời khác, cha truyền con nối.
Tên Tôn Thất xuất phát từ danh hiệu đặt cho nam giới là hậu duệ không thuộc nhánh Nguyễn Phúc của Hoàng tộc nhà Nguyễn. Do sự chuyển biến của lịch sử Việt Nam trong gian đoạn thế kỷ 19-20, Tôn Thất dần được tách khỏi họ Nguyễn và trở thành một họ độc lập.
Họ Tôn Thất được vua Minh Mạng đặt cho các cháu của Chúa Nguyễn (vốn là họ Nguyễn Phúc). Họ Tôn Thất cũng là bà con xa với dòng Đế hệ - Hoàng đế của Đại Nam. Tuy nhiên, nam nữ của 2 dòng họ này không được kết hôn với nhau dù đã qua 6,7 đời.
Hiện tại, trải qua nhiều đời, dòng họ Tôn Thất đã trở thành 1 dòng họ độc lập tại Việt Nam. Trong lịch sử, có nhiều người tài giỏi mang họ Tôn Thất như: Tôn Thất Bách (1946 -2004) - Phó giáo sư, Bác sĩ, Nhà giáo Nhân dân, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội; Tôn Thất Đào (1910 – 1979), họa sĩ, Hiệu trưởng đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Huế…
Đến ngày nay, dòng họ Tôn Nữ vẫn được xem là 1 dòng họ cao quý của Việt Nam. Ban đầu Tôn Nữ là 1 danh hiệu dành cho nữ giới trong dòng tộc Nguyễn Phúc, bắt nguồn từ đời vua Minh Mạng. Khi đó, con gái của vua là Hoàng nữ, khi được sắc phong thì trở thành Công chúa. Công chúa về sau có anh hay em được làm vua thì được gọi là Trưởng Công chúa (để phân biệt với Công chúa của vua đang trị vì). Nếu có cháu làm vua (vua tại vị gọi bằng cô) thì được gọi là Thái trưởng Công chúa.
Con gái của Hoàng tử là Công nữ, con gái của Công tử là Công Tôn Nữ, con gái của Công Tôn Nữ là Công Tằng Tôn Nữ, xuống một bậc nữa gọi là Công Huyền Tôn Nữ, Huyền Tôn Nữ… Từ đó, tên Tôn Nữ chỉ chung cho những người con gái mang dòng dõi vua chúa nhà Nguyễn.
Là một trong những dòng họ hiếm của Việt Nam khi chỉ chiếm 0,5% dân số. Họ Lý có nguồn gốc từ tước hiệu Đại Lý do Cao Dao, một thừa tướng huyền thoại của triều đại nhà Hạ nắm giữ. Trước đó, nhiều sử sách ghi lại, Lão Tử (tên thật Lý Nhị) - người đầu tiên sáng lập ra Đạo giáo mang họ Lý nên được coi là tổ tiên sáng lập của họ này.
Nhắc đến họ Lý phải nhắc đến ngay vị vua họ Lý đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là Lý Bí (Lý Nam Đế), ông là người đã lập nên một trong những triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam.