Nhà thơ Huy Cận có những cống hiến to lớn cho nước nhà khiến nhiều thế hệ phải nể phục. Những tác phẩm và vần thơ của ông vẫn sống mãi cho đến ngày nay và đã đi vào những tác phẩm mà học sinh Việt Nam cũng biết.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến: Tràng Giang (nằm trong ngữ văn lớp 12), Đoàn thuyền đánh cá (nằm trong chương trình ngữ văn lớp 9), Một cuộc cách mạng trong thi ca, Suy nghĩ về nghệ thuật, Hạt lại gieo…
Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận, sinh năm 1919 trong một gia đình nho nghèo tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông mất năm 2005 tại Hà Nội.
Huy Cận học ở quê lúc còn bé sau đó học trung học ở Huế rồi đậu tú tài Pháp. Ông học Cao đẳng Canh nông ở Hà Nội, và ở chung nhà với Xuân Diệu. Đây cũng là hai nhà thơ có tình bạn nổi tiếng kéo dài nửa thế kỷ trong giới thi sĩ Việt Nam thời bấy giờ.
Huy Cận bắt đầu tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh vào năm 1942. Ông được bầu làm Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó) khi tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945). Nhà thơ này cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Thời điểm sau cách mạng tháng 8, ông cũng đảm nhận nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng. Sau này, Huy Cận làm thứ trưởng Bộ Văn Hóa, sau đó là Bộ trưởng đặc trách văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đảm nhiệm công tác văn hóa và văn nghệ.
Là một nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại cũng như là thi sĩ có tên tuổi trên diễn đàn quốc tế, nhà thơ Huy Cận được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm thơ thế giới vào tháng 6.2001.
Đột ngột qua đời vào ngày 19/2/2005 tại Hà Nội, sự ra đi của nhà thơ Huy Cận khiến mọi người tiếc thương vô hạn.
Chỉ sau 4 ngày sau khi ông mất nhà nước đã truy tặng cho nhà thơ lớn, nhà cách mạng này Huân chương Sao Vàng. Nhà thơ Huy Cận cũng là người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt đầu tiên.