Dân Việt

Thời của KOL trên YouTube, Facebook, Instagram và TikTok

Ngọc Phạm 18/10/2020 18:55 GMT+7
“Tiếp thị với người có tầm ảnh hưởng” (Influencer Marketing - IM) đang nổi lên trên mạng xã hội.

Những năm gần đây, dưới sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, xu hướng “Tiếp thị với người có tầm ảnh hưởng” (Influencer Marketing - IM) đã và đang là trở thành một phần quan trọng của các chiến dịch marketing. Nhu cầu của các thương hiệu và khán giả luôn thay đổi không ngừng, đòi hỏi người có tầm ảnh hưởng cần xây dựng hình ảnh đẹp, nội dung thu hút, và biết tận dụng công nghệ.

Theo Facebook, giá trị các nội dung được Influencers/KOL tạo ra có đề cập/sử dụng một sản phẩm/dịch vụ của các nhãn hàng trên toàn cầu đã tăng từ 3,6 tỉ USD (năm 2016) lên 13,7 tỉ USD (năm 2020), và dự báo sẽ tăng hơn gấp đôi (25 tỉ USD) vào năm 2025.

img

“Tiếp thị với người có tầm ảnh hưởng” (Influencer Marketing - IM) đang nổi lên trên mạng xã hội.

Thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài làn sóng này với ngân sách cho IM năm 2020 tăng lên 35% so với năm 2016. Các nhãn hàng lớn ở Việt Nam chạy ít nhất 2 - 3 chiến dịch có yếu tố IM trong năm.

Nhãn hàng và người dùng kỳ vọng nhiều hơn vào IM để tiếp cận đến những nhóm công chúng ngoài những người đang theo dõi KOL, nhắm mục tiêu tới đối tượng mà thương hiệu đang kỳ vọng, đồng thời đo lường hiệu quả và đầu tư cho hợp tác thương hiệu với Influencer.

Tuy nhiên, bản thân các KOL/Influencers cũng có những trăn trở trở về việc minh bạch hơn với fans trong hợp tác với các nhãn hàng. Làm sao để giúp những thương hiệu mà mình cộng tác gia tăng kết quả kinh doanh và thực sự nhìn thấy giá trị/hiệu quả mà Influencer mang lại cho thương hiệu, để từ đó duy trì mối quan hệ hợp tác. Ngoài ra, tính bảo mật thông tin cũng rất quan trọng.

img

Người dùng sử dụng điện thoại di động hơn 3 giờ mỗi ngày.

Hiện tại, Influencer hoạt động đang ngày càng đa dạng hơn, không chỉ trong lĩnh vực giải trí mà cả gaming, hot mom, teen,... Các doanh nghiệp cũng sử dụng nhiều Influencer ở nhiều lĩnh vực, với các hình thức khác nhau, hoạt động trên đa kênh như YouTube, Facebook, Instagram và TikTok.

“Các yếu tố để nhãn hàng lựa chọn Influencer trở thành một phần của chiến dịch marketing: Số lượng người theo dõi, tính tin cậy, chuyên môn cao, có phong cách và khả năng sáng tạo nội dung, chi phí hiệu quả, có khả năng cập nhật xu hướng văn hóa & diễn biến xã hội, và đặc biệt phải phù hợp với thương hiệu”, Facebook cho biết.

Facebook cho biết thêm, Gen Z là đối tượng có sức mua chủ lực trên Facebook, được xem là lớp “dân số vàng”. Họ đang trong độ tuổi lao động và có sức mua hàng cao. Họ thích những nội dung online hơn các kênh truyền thống và cởi mở hơn với đối các “Amateur Influencer” - những người có tầm ảnh hưởng không phải là người chuyên nghiệp. 

Người dùng sử dụng điện thoại di động hơn 3 giờ mỗi ngày. Dự báo đến năm 2021, 78% dữ liệu di động được sử dụng dành cho việc xem video. Do đó, nội dung video tối ưu cho điện thoại di động sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, với độ dài khuyến nghị là dưới 15 giây và có kích thước chiều dọc lớn hơn chiều ngang để thu hút sự chú ý của người xem.