Dân Việt

Hiểu thêm về "thuốc đặc trị" tin nhắn rác, cuộc gọi rác hiệu lực từ ngày 1/10

Ngọc Phạm 19/09/2020 05:55 GMT+7
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã giải thích thêm các vấn đề liên quan tới công cụ ngăn chặn việc quấy rối người tiêu dùng bằng cuộc gọi, tin nhắn và thư điện tử rác.

Khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định: Cấm hành vi “quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên, hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng”.

Sắp tới đây, từ ngày 01 tháng 10 năm 2020, hành vi “gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo” có thể bị xử phạt hành chính từ 80 đến 100 triệu đồng.

Cụ thể, từ ngày ngày 01 tháng 10 năm 2020, hành vi “gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo” có thể bị xử phạt hành chính từ 80 đến 100 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 08 năm 2020.

Về các quy định mới này, Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo (thuộc Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) đã giải thích thêm các vấn đề liên quan.

Thế nào là tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác?

img

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về Chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác thì “tin nhắn rác”, “thư điện tử rác”, “cuộc gọi rác” bao gồm tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng; tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại quảng cáo theo quy định của Nghị định 91/2020/NĐ-CP; và tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạn

Thế nào là Danh sách không quảng cáo?

img

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, “Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào”.

Tổ chức, doanh nghiệp liên quan có trách nhiệm gì?

img

Nhằm tăng cường chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Nghị định số 91/2020/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử, người quảng cáo tại các Điều 9, 10, 11 và 12, trong đó:

(1) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng phải cung cấp cho người sử dụng các công cụ, ứng dụng để phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác và cho phép người sử dụng chủ động ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác; ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử được dùng để phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(2) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử phải cung cấp công cụ, ứng dụng cho phép người sử dụng tự chủ động ngăn chặn thư điện tử rác và phản ánh về thư điện tử rác; có biện pháp chặn, lọc, cập nhật danh sách các nguồn phát tán thư điện tử rác và có giải pháp để tránh mất mát và ngăn chặn nhầm thư điện tử của người sử dụng.

(3) Người quảng cáo phải cung cấp cho người sử dụng công cụ tra cứu hoặc lưu trữ các thỏa thuận về việc đăng ký, từ chối nhận tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của mình để phục vụ việc thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi được người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo.

Đồng thời, các chủ thể kinh doanh nêu trên phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục, biện pháp, giải pháp khác quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP nhằm ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác gây phiền toái cho người sử dụng, người tiêu dùng.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ra sao?

Để thực hiện chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác, theo quy định tại Mục I Chương II Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, Cục An toàn thông tin (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) có các trách nhiệm sau đây:

img

Người sử dụng/người tiêu dùng có quyền và nghĩa vụ gì?

Để tránh bị quấy rối, làm phiền bởi các tin nhẳn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, đồng thời, tham gia vào việc phòng chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, người sử dụng hay người tiêu dùng các dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

img

Chế tài xử lý vi phạm như thế nào?

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Các hành vi khác vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Ngoài các hình thức phạt tiền nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp “buộc thu hồi số điện thoại do thực hiện hành vi vi phạm”.

Nghị định 91/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2020.