Mỗi năm loại củ này được bán ra thị trường với số lượng lớn. Củ nhìn ngoài xấu xí song được ví như "nhân sâm của người nghèo" và được bán với giá 40.000 đồng/kg
Loại củ đó là âm đất hay còn gọi là hoàng sin cô, địa tàng thiên, thượng đẳng sâm, sâm yacon, khoai sâm.
Nhìn bên ngoài, cây sâm đất như cây hoa dã quỳ, từ gốc mọc ra nhiều thân, mỗi gốc lại mọc ra nhiều củ.
Củ nhìn như khoai lang, ruột có màu trắng hoặc vàng nhạt, mùi thơm như nhân sâm. Khi ăn có vị ngọt mát, nhiều nước, hoặc dùng nấu canh xương.
Rễ củ đinh lăng còn được ví như "nhân sâm dành cho người nghèo" với nhiều chất có tác dụng tốt. Tuy nhiên, không được tự tiện sử dụng khi không có tư vấn của bác sĩ.
Đinh lăng từ khi trồng đến khi được thu hoạch lá và thân trong khoảng thời gian 2-3 năm.
Lá khá rẻ còn rễ đinh lăng phơi khô có người rao bán tới 400.000 đồng/kg.
Sản phẩm lá đinh lăng khô được rao bán trên mạng với giá 50.000 đồng - 60.000 đồng/túi. Loại lá này được cho có tác dụng giải nhiệt.
Ngoài 2 loại kể trên, "đẳng sâm" cũng được gọi là "nhân sâm của người nghèo". Đây là cây thân thảo, leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, phần trên mặt đất (thân mang lá) lụi tàn vào mùa đông hàng năm, phần dưới mặt đất (rễ củ) vẫn sống và lớn dần theo thời gian.
Giá bán củ to khoảng 200.000đ/kg, còn loại củ to bé lẫn lộn khoảng 100.000đ/kg
Trước đây, chúng là cây mọc hoang dại. Hiện nay, đẳng sâm đã được trồng và có thể phát triển tốt ở những vùng có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển.
Ở Việt Nam, đẳng sâm còn được gọi là đẳng hay thượng đẳng nhân sâm. Từ xưa, đẳng sâm đã được dùng nhiều trong y học.