Tham vọng sở hữu 100% Vinacafe Biên Hòa của Masan chưa thành
Công ty TNHH MTV Masan Beverage thuộc Tập đoàn Masan vừa thông báo không hoàn tất giao dịch mua 401.000 cổ phiếu, tương đương 1,5% cổ phần còn lại của Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa.
Từ 18/6 đến 17/7, Masan Beverage chỉ mua được gần 80.000 cổ phiếu Vinacafe Biên Hòa do thị trường không đạt kỳ vọng. Tỷ lệ sở hữu của Masan tại doanh nghiệp cà phê này tăng từ 98,5% lên 98,8%.
Tham vọng sở hữu tuyệt đối 100% vốn điều lệ Vinacafe Biên Hòa của ông Quang chưa thành công.
Như vậy, tham vọng sở hữu tuyệt đối 100% vốn điều lệ Vinacafe Biên Hòa của Masan chưa thành công.
Giá hiện tại của cổ phiếu Vinacafe Biên Hòa là 210.000 đồng, cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với cơ cấu cổ đông quá cô đặc cùng thị giá cao, thanh khoản của cổ phiếu Vinacafe Biên Hòa rất thấp, bình quân mỗi phiên chỉ có hơn 700 đơn vị giao dịch.
Vietjet của tỷ phú Phạm Thị Phương Thảo là Thương hiệu Việt Nam truyền cảm hứng toàn cầu
Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet vừa được vinh danh là doanh nghiệp Việt Nam có ảnh hưởng nhất trên thế giới “Vietnam Brand, Global Impact”.
Vietjet được ghi nhận bởi những thành tựu và vị thế tiên phong trong việc phát triển mạng bay với các hoạt động sáng tạo, ý nghĩa và có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Vietjet của bà Thảo nhận danh hiệu “Vietnam Brand, Global Impact”.
Vietjet cũng là một trong số ít doanh nghiệp và hãng hàng không duy nhất của Việt Nam đưa thương hiệu ra nước ngoài để gia tăng giá trị doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Tại Thái Lan, Vietjet đã thành lập liên doanh hàng không Vietjet Thailand, sử dụng thương hiệu Việt Nam là Vietjet, phát triển mạng bay nội địa và quốc tế từ sân bay lớn nhất Thái Lan Suvarnabhumi, phục vụ hơn 8 triệu lượt khách Thái Lan và từ các nước trên thế giới với mạng bay rộng khắp đất nước du lịch này. Vietjet đã được chào đón và tin tưởng bởi đất nước và người dân Thái Lan.
Doanh nghiệp của đại gia thép có lãi vay nửa đầu 2020 lớn hơn cả năm 2019
Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí II cho thấy doanh thu thuần trong kì đạt 20.422 tỉ đồng, tăng trưởng 35% so với quí II năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.755 tỉ đồng, tăng 34%, trong đó cổ đông công ty mẹ hưởng lợi nhuận 2.743 tỉ đồng.
Lũy kế nửa đầu năm 2020, Hòa Phát đạt lợi nhuận 5.060 tỉ đồng, tăng trưởng 31% so với 6 tháng đầu năm 2019; doanh thu thuần 39.655 tỉ đồng, tăng gần 30%.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của Hòa Phát tăng 10.868 tỉ đồng so với ngày đầu năm, đạt mức 112.644 tỉ đồng tại ngày 30/6. Sự đi lên này chủ yếu đến từ nợ phải trả tăng 6.074 tỉ đồng lên 60.063 tỉ đồng - tương đương 53,3% tổng tài sản.
Đáng chú ý, riêng các khoản nợ phải trả lãi như vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn & dài hạn đã tăng xấp xỉ 6.000 tỉ đồng so với đầu năm. Chi phí lãi vay trong 6 tháng đầu năm nay là 1.004 tỉ đồng, cao hơn con số 936 tỉ đồng của cả năm 2019. Tỉ lệ chi phí lãi vay tăng từ 8,4% trong năm 2019 lên thành 13,4% trong nửa đầu năm 2020.
Sau 16 năm, ông Nguyễn Đức Khiêm rời ghế TGĐ của Việt Thắng
Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng Công ty Việt Thắng – CTCP (Mã: TVT) vừa công bố nghị quyết thông qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Minh, thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc giữ chức quyền Tổng giám đốc công ty từ ngày 24/7.
Ông Minh sẽ giữ chức quyền Tổng giám đốc của Việt Thắng thay ông Nguyễn Đức Khiêm, Chủ tịch HĐQT.
Việc Việt Thắng có tân Tổng giám đốc thay thế ông Khiêm nhằm tuân thủ theo đúng Nghị định 71 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.
Cụ thể, từ ngày 1/8 tới đây bắt buộc Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) cùng một công ty đại chúng (khoản 2 Điều 12).