Dân Việt

Cận cảnh ngôi mộ cổ 100 năm tuổi làm từ đá cẩm thạch độc nhất Hà Nội

Thanh Thúy 29/07/2020 04:55 GMT+7
Khu lăng mộ Hoàng Cao Khải (Tây Sơn, Hà Nội) nổi bật với kiến trúc đặc trưng khi sở hữu nhiều hạng mục công trình tinh xảo được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1962. Đáng chú ý, ngôi mộ này được làm toàn bộ từ đá cẩm thạch, một loại đá quý hiếm được ưa chuộng ở Châu Á.

Nằm ở ngõ 252, phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội) khu lăng mộ Hoàng Cao Khải được xây dựng năm 1893 bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải (1850 – 1933). Ông là một đại thần dưới triều vua Thành Thái thời nhà Nguyễn và cũng là một nhà văn, nhà sử học của Việt Nam.

Lăng mộ này được xem là công trình đá lớn nhất Hà Nội và lớn thứ 2 Việt Nam chỉ sau Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) Nhà thơ Nguyễn Khuyến từng ví khu vực này như một triều đình thu nhỏ với hệ thống thành quách kiên cố. Năm đó, để xây dựng và thiết kế khu lăng mộ này, Hoàng Cao Khải đã mời rất nhiều kiến trúc sư người Pháp và người Việt Nam cùng tham gia thiết kế.

Cận cảnh lối kiến trúc độc đáo từ đá cẩm thạch của lăng mộ cổ ở Hà Nội:

img

Khu lăng mộ Hoàng Cao Khải có tính đặc thu cao về kiến trúc, gồm nhiều công trình kiến trúc tinh xảo được đánh giá là đạt tới trình độ kỹ thuật cao trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.

img

Riêng khu vực lăng mộ Hoàng Cao Khảo được thiết kế theo kiểu chữ “Đinh”, dài 8m, cao 6m, trần cách sàn hơn 4m, ở giữa có bàn đá màu trắng.  Đáng chú ý, toàn bộ công trình đều làm bằng đá cẩm thạch trắng, một loại đá quý rất được ưu chuộng tại Châu Á.

img

Họa tiết chủ yếu được chạm khắc trên đá là hoa sen, lá thông, đầu rồng mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn cuối thế kỷ 19.

img

Trước cửa lăng có hai dãy tượng đá gồm 8 chiến binh cao khoảng 1,3m đừng gác 2 bên. Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm xây dựng đến nay chỉ còn lại 3 bức tượng kết cấu không hoàn chỉnh.

img

Cận cảnh ngôi mộ đá chạm khắc tinh xảo bên trong lăng mộ.

img

Đá Cẩm Thạch hay còn gọi là Ngọc Phỉ Thúy được tương truyền mang sức mạnh bí ẩn siêu nhiên. Trải qua hơn 100 trăm xây dựng, đến nay chiếc quan tài từ đá cẩm thạch ngoài giá trị lịch sử, kiến trúc chạm khắc còn có giá trị kinh tế lớn.

img

Do lâu ngày không có người trông non nên khu lăng mộ bị bỏ hoang, dấu hiệu xuống cấp trầm trọng.

img

Di tích từng được tận dụng trở thành trụ sở tuần tra cụm dân cư số 9 của Công an phương Trung Liệt, ngoài ra khuân viên cũng bị biến thành bãi đỗ xe, nơi cất đồ bán hàng của chợ cóc.

img

Một số người dân còn gọi đây là con phố âm – dương, nơi người sống ở chung cùng người chết suốt gần 30 năm qua.

img

Ông Nguyễn Văn Nam – Tổ trưởng tổ tuần tra nhân dân cụm 9 chia sẻ: “Chúng tôi thấy khu này không ai sử dụng nên tận dụng thành trụ sở tuần tra an ninh, ít nhất cũng không bị lãng phí không gian trống và hạn chế việc người dân lấn chiếm trái quy định”

img

Đến này, khu lăng mộ thường xuyên trong tình trạng cửa đóng then cài. Thi thoảng, con cháu dòng họ này vẫn về thắp hương, thăm nom phần mộ cho ông vào dịp Tết.