Cá rồng là loài cá được ưa chuộng ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Cá rồng huyết long bình thường đã quý hiếm, nhưng cũng có những loài bị dị tật bẩm sinh nên giá thành tương đối cao, thậm chí có thể lên đến hàng nghìn USD/con.
Cá rồng huyết long là loài đứng đầu trong dòng cá rồng về cả màu sắc cũng như giá trị. Tuy nhiên cũng có những cá thể cá rồng bị đột biến gen về da (chuyển màu trắng).
Những con cá này rất hiếm nên có giá thành khá cao. Theo một chủ cửa hàng chuyên bán cá cảnh, cá rồng đột biến gen về da có giá khoảng 150 triệu đồng/con. Với những con thuộc loại 1, giá thành có thể cao hơn nữa.
Trên thế giới, loài cá huyết rồng bị đột biến về da cũng rất được ưa chuộng, thậm chí có nơi bán với giá lên đến 80.000 USD (1,8 tỷ đồng).
Cũng có những con cá rồng bị dị tật, có chiều dài thân ngắn hơn so với các con cá bình thường. Một con cá rồng thuộc dòng Fafu huyết có kích thước nhỏ được định giá khoảng 12.000 USD (hơn 270 triệu đồng), con lớn hơn thì dao động khoảng 30.000-35.000 USD (690 triệu - 811 triệu đồng). Loài cá này bị dị tật nên có sống lưng hơi gù.
Cá rồng Platinum là một dạng đột biến đặc biệt về màu sắc cơ thể, giống như dạng đột biến bạch tạng ở con người, khiến cho cơ thể chúng có màu trắng toát.
Con cá đắt nhất thế giới là cá rồng Platinum - vua của các loài cá, có giá bán lên tới 400.000 USD (hơn 9,2 tỷ đồng).
Đây là những con gà rừng đột biến gen lông trắng muốt quý hiếm của một trang trại ở Khánh Hòa.
Tất cả những con gà rừng này có điểm chung là lông màu trắng, hai dòng chân xanh, da xanh, mặt xanh và dòng chân vàng, da vàng và mặt vàng.
Loại gà này có sức đề kháng tốt, đẻ trứng sai với mỗi lứa từ 13-15 quả.
Trọng lượng của gà rừng đột biến lúc trưởng thành nặng khoảng 8-9 lạng.
Hiện có nhiều người đến hỏi mua gà rừng đột biến lông trắng muốt này với giá từ 10-15 triệu đồng/cặp nhưng người chủ không bán, vì họ muốn để lại nhân đàn với mục đích bảo tồn giống gen quý hiếm này.
Tại Việt Nam, chim công là loài quý hiếm có tên trong sách đỏ (nhóm 1B). Do đó, nó trở thành con vật cảnh đẹp quý và có giá tương đối đắt.
Trung bình, một con công thường giá khoảng 7 - 10 triệu đồng, những con đột biến lông có thể lên 15 đến 20 triệu đồng/con.
Theo các chủ vườn chim công thì do đặc thù khí hậu Việt Nam nên tỷ lệ nhân giống được công màu lông đột biến khá hiếm. Cứ 100 cá thể chim công được sinh ra mới có từ 1 đến 3 cá thể đột biến ở dạng trên.
Theo các chủ vườn chim công thì do đặc thù khí hậu Việt Nam nên tỷ lệ nhân giống được công màu lông đột biến khá hiếm. Cứ 100 cá thể chim công được sinh ra mới có từ 1 đến 3 cá thể đột biến ở dạng trên. Trái ngược với mức giá đắt đỏ của loài chim công, chi phí cho thức ăn của chúng rất thấp, chỉ trên dưới 1.000 đồng/ngày/con.
Do chi phí nuôi rẻ nên những người giàu có vẫn tìm mua bằng được chim công lông đột biến về chơi cảnh, dù giá của chúng thì rất cao.
Thú chơi chim cảnh từ lâu đã phổ biến ở Việt Nam. Mỗi loài chim cảnh đều có những đặc trưng riêng thu hút người chơi.
Chào mào bạch có nhiều tên gọi khác nhau như: chào mào trắng hay chào mào bạch tạng - đây là một loài chim đột biến gen.
Một chú chim chào mào bạch hội tụ đủ các yếu tố như mắt đỏ, chân hồng, mỏ hồng và giọng hót thánh thót… sẽ có giá hàng trăm triệu đồng/con.
Con chim được mệnh danh "Nữ hoàng chào mào" này sở hữu 1 bộ lông có khoảng trắng từ đầu đến yếm. Đồng thời, mắt nó có thêm 1 khoảnh đỏ tạo điểm nhấn vô cùng ấn tượng.
Giới chơi chim đánh giá, việc săn lùng loài chim đột biến gien trắng toát vốn đã rất khó, săn được một chú như "nữ hoàng" này còn khó hơn. Thông thường, nếu bị bạch tạng, toàn bộ lông của chim sẽ có màu trắng. Nhưng chỉ trắng từ đầu cho đến yếm như chú chim này mới là hàng "kịch độc".
"Nữ hoàng chào mào” này từng được hỏi mua với giá 300 triệu đồng nhưng chủ nhân của nó quyết định không bán.