Dân Việt

3 hậu quả không một bà bầu nào mong muốn khi lỡ bị thiếu máu thiếu sắt

09/06/2020 09:55 GMT+7
Thiếu máu thiếu sắt là một vấn đề sức khỏe được tất cả các mẹ bầu quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được tầm quan trọng của nó và có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Số liệu từ tổ chức y tế thế giới về thực trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai

Theo số liệu của TCYTTG công bố năm 2018 về  tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em của các nước thì trong năm 2015, ước tính có khoảng 30.000 phụ nữ trên toàn cầu tử vong liên quan đến sinh đẻ. Năm 2016 phần lớn trong số 2,6 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tuần đầu tiên của cuộc đời với 3/4 số ca xuất phát từ sinh non, các sự cố liên quan đến cuộc sinh như ngạt sinh, chấn thương và nhiễm trùng…Và đáng tiếc là hơn một nửa số ca này có thể phòng ngừa được. Do đó, TCYTTG khuyến cáo cần phải chăm sóc tiền sản sớm cho phụ nữ mang thai, nên bắt đầu chăm sóc trước sinh trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một trong những tình trạng được TCYTTG cảnh báo và cần phòng ngừa, điều trị sớm trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và mang thai là thiếu máu thiếu sắt.

img

Thiếu máu thiếu sắt không chỉ là vấn đề của riêng bà bầu tại Việt Nam

Sắt là một thành phần không thể thiếu đối với cơ thể. Nhu cầu sắt ở phụ nữ mang thai tăng cao bởi Sắt có vai trò tham gia tạo máu, tham gia quá trình tạo nhân tế bào, sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới, đặc biệt, trong vòng 10-16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, các tế bào thần kinh của thai nhi được tạo ra hàng loạt nhờ sắt và acid folic. Nhiều bà mẹ, trước khi mang thai không hề biết mình bị thiếu máu.

img

TCYTTG cho biết, khoảng 30% phụ nữ trên thế giới trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu, hơn nửa trong đó có nguyên nhân do thiếu sắt. Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cảnh báo tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam là 26,5% và 75% thiếu sắt ở phụ nữ có thai, thiếu sắt xảy ra ở 66,1% phụ nữ có thai vào quý 3 của thai kỳ.

Thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng như thế nào?

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt hay nói cách khác là cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt.

Có ba giai đoạn thiếu sắt, được phân biệt bởi lượng sắt chức năng, sắt vận chuyển và sắt dự trữ. Theo đó Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, hạn chế quá trình tạo hồng cầu, xem mô phỏng dưới đây.

img

Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt lên phụ nữ mang thai

PNMT bị thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong, sinh non, người mẹ không đủ sữa cũng như trạng thái cảm xúc bất ổn nhiều hơn.Trẻ sơ sinh nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt, để lại hậu quả lâu dài trên trẻ như kém phát triển nhận thức, giao tiếp, học tập và sinh hoạt kém, không lanh lợi.

Giải pháp phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt cho mẹ bầu

Có hai giải pháp chính để phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt, một là bổ sung sắt từ thực phẩm giàu chất sắt, hai là dùng thuốc điều trị. Khi phụ nữ mang thai thiếu máu, cần hiểu rõ đó là tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, vậy nên biện pháp ưu tiên là sử dụng thuốc sắt, bổ sung sắt từ thực phẩm chỉ là hỗ trợ.

Thuốc sắt dùng cho bà bầu phụ thuộc vào nhu cầu của từng người, thời kì thai và mức độ thiếu máu thiếu sắt, lượng sắt nguyên tố mỗi ngày có thể từ 50 mg, 100 mg hoặc hơn, sử dụng liên tục từ khi mang thai đến sau sinh.

Thực phẩm giàu sắt đáng kể đến là các loại thịt nạc, thủy hải sản và trứng, hay từ các nguồn thức ăn thực vật: đậu đỗ, vừng, lạc,... và các thức ăn giàu vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt.

Khi uống thuốc sắt cần lưu ý tránh một số tác dụng không mong muốn sau

Sắt dùng đường uống sẽ có những tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, cản trở sự tuân thủ thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ. Các tình trạng điển hình bao gồm:

img

Táo bón: đây là tác dụng phụ hay gặp nhất, người bệnh rất khó đại tiện, nguy cơ bị trĩ do táo bón

Buồn nôn, đau thượng vị : ion sắt tự do trong thuốc sắt khi dùng đường uống gây mùi tanh của sắt và nguy cơ kích ứng niêm mạc dạ dày gây đau thượng vị, mùi và dư vị gây nôn.

Nóng trong: biểu hiện như nổi mụn, người dùng có cảm giác bồn chồn, khó chịu, bứt rứt và mệt mỏi.

Để tránh các tác dụng phụ này, cần sử dụng thuốc đúng hướng dẫn, liều lượng, chọn loại thuốc sắt thích hợp với từng người.

Thuốc sắt Fogyma – sắt hữu cơ dạng nước giúp phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt, trợ thủ cho các siêu nhân bầu

img

Thành phần: Sắt nguyên tố (dưới dạng phức hợp sắt III hydorxyd polymantose) … 50 mg  

FOGYMA là thuốc, số đăng kí: VD – 22658 – 15

Sắt III hydroxide polymaltose dạng nước ( trong thuốc sắt Fogyma) cấu tạo bao gồm nhân sắt III – Hydroxide và màng polymantose, giống như ferritin dự trữ sắt trong cơ thể. Màng polymaltose tạo sự ổn định và khả năng hòa tan của phức hợp trong môi trường pH biến thiên. Việc giải phóng có kiểm soát của sắt III từ nhân sắt ( III ) -hydroxide ổn định đảm bảo nguy cơ gây độc tính rất thấp và khả năng dung nạp tốt.

Sắt III hydroxy polymantose (Fogyma) có kênh hấp thu chủ động và cấu tạo đặc biệt nên không bị cản trở hấp thu bởi thức ăn, tăng hiệu quả phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt, đồng thời ít gây táo bón, nóng trong, an toàn với dạ dày.

Fogyma được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại và nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Âu cho sản phẩm là thuốc chất lượng cao. Mỗi ống thuốc sắt Fogyma chứa 50 mg sắt nguyên tố, thơm ngon dễ uống, cùng loại ống nhựa cao cấp an toàn, tiện lợi, phù hợp với mẹ bầu và trẻ em có thể sử dụng.

Xem thông tin chi tiết tại: Fogyma.vn

Mang thai, sinh đẻ là quá trình nhạy cảm và nhiều rủi ro, mỗi người phụ nữ đều cần ý thức được tầm quan trọng của chăm sóc tiền sản sớm, phòng tránh thiếu máu thiếu sắt theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, vì sức khỏe của chính mình, vì sức khỏe và tương lai của trẻ, trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.