Kết phiên giao dịch 11/8, VN-Index giảm 4,64 điểm (0,34%) còn 1.357,79 điểm, HNX-Index giảm 0,63 điểm (0,19%) còn 334,44 điểm. UPCoM-Index tăng 1,48 điểm (1,63%) lên 92,01 điểm.
VN-Index giảm 4,64 điểm (0,34%) còn 1.357,79 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 31.7 tỷ đồng.
Áp lực chốt lời đột ngột tăng mạnh về cuối phiên khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm. Bất động sản vẫn là nhóm ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số, với mức đóng góp giảm hơn 4 điểm.
Kế đến là áp lực chốt lời tại nhóm chứng khoán - vốn là nhóm ngành nhạy với thị trường, theo sau là cổ phiếu các ngành hóa chất, thép, viễn thông cố định, dầu khí..
Có thể thấy mấy phiên gần đây cổ phiếu ngân hàng bất ngờ quay lại làm kênh thu hút dòng tiền. Hàng loạt cổ phiếu tăng mạnh mẽ. Một số mã ngân hàng hôm nay đóng góp tích cực cho thị trường khi nằm trong top nâng đỡ VN-Index nhiều nhất như: VCB, VPB, MSB, TPB...
Từ đầu năm đến nay dòng ngân hàng vẫn luôn là cổ phiếu được nhà đầu tư ưa chuộng vì đà tăng ổn định cũng như tình hình kinh doanh tốt của các ngân hàng.
Toàn phiên có tới gần 16,5 nghìn cổ phiếu ACB được khớp lệnh.
Trong đó phải kể đến cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu. Chốt phiên ACB giảm 1,37% về mốc 36.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, toàn phiên có tới gần 16,5 nghìn cổ phiếu được khớp lệnh. Đến cuối phiên vẫn còn dư mua gần 94 nghìn cổ phiếu trong khi chỉ dư bán 14,2 nghìn cổ phiếu.
Tuy vậy, tính chung 1 tuần qua cổ phiếu ngân hàng này vẫn giữ được đà tăng với mức tăng nhẹ 1,4% giá trị.
Hiện, ông Trần Hùng Huy đang là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu. Với việc sở hữu hơn 92,5 triệu cổ phiếu ACB, tổng tài sản của ông Hùng Huy đến thời điểm hiện tại vào khoảng 3.360 tỷ đồng. Ông Hùng Huy đang đứng thứ 43 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.
Từ đầu năm đến nay, tài sản trên sàn của ông Hùng tăng tới hơn 28% nhờ sự thăng hạng của cổ phiếu ACB.
Ông Trần Hùng Huy đang là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.
Mới đây Ngân hàng TMCP Á Châu đã công bố BCTC quý 2/2021 với lãi trước thuế trong quý tăng 71% so với cùng kỳ, đạt hơn 3,248 tỷ đồng, dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng kỳ này gấp 3.2 lần.
Nhìn chung trong quý 2, hoạt động kinh doanh của ACB đều cho kết quả khả quan hơn cùng kỳ. Nguồn thu chính đem về khoản lãi tăng 60%, thu về hơn 4,990 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.
Một số nguồn thu ngoài lãi cũng tăng mạnh như lãi từ hoạt động dịch vụ gấp đôi cùng kỳ (886 tỷ đồng), lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 51% (232 tỷ đồng), lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 29% (92 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, ACB vẫn có một số nguồn thu sụt giảm so với cùng kỳ như lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 86% (chỉ còn gần 45 tỷ đồng), hoạt động khác báo lỗ gần 21 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 22 tỷ đồng do chi phí tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập khác.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, ACB thu về khoản lãi trước và sau thuế cùng tăng 66% so với cùng kỳ, ghi nhận gần 6,353 tỷ đồng và gần 5,072 tỷ đồng.
Nếu so với kế hoạch 10,602 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2021, ACB đã thực hiện được 60% chỉ tiêu sau 6 tháng.