Trước đây ở Việt Nam, quả cau thường được thưởng thức cùng với lá trầu và vôi tôi. Tuy nhiên chủ yếu chỉ có người già mới “nghiện” món ăn này.
Còn ngày nay, loại quả này hầu như không còn mấy ai ăn mà chỉ được dùng trong các dịp cưới hỏi hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiều cây cau sai quả nhưng không ai hái, quả cứ vậy mà để héo khô trên cây.
Vậy nhưng gần đây, cau non bắt đầu được rất nhiều chủ cơ sở thu gom mua với giá cao, sau đó bán cho thương lái Trung Quốc.
Cau non được mua với giá dao động từ 12.000 đồng đến 13.000 đồng/kg, thậm chí có thể lên tới 26.000 đồng - 30.000 đồng/kg
Được biết, cau Việt Nam được sấy khô rồi xuất bán sang Trung Quốc làm kẹo.
Loại kẹo làm từ quả cau có vị ngọt ngọt, the the như kẹo gừng, có công dụng chống viêm họng, giữ ấm cơ thể nên rất được thị trường nước bạn ưa chuộng.
Các thương lái sau khi thu mua sẽ chuyển cau non đến một “lò” chế biến để tách buồng, luộc chín, sấy khô 5 ngày trước khi đóng thành bao lớn.
Cứ 7kg cau non tươi đem sấy sẽ thu được 1kg cau khô. Môt cây cau trung bình cho thu hoạch khoảng 15 kg trái/cây/năm.
Cau đã sấy có giá dao động từ 100.00 đồng - 250.000 đồng/kg tùy thời điểm.
Trung bình các cơ sở sấy cau xuất khẩu đi Trung Quốc có thể sản xuất từ 1.500 - 2.000 tấn/năm.
Cau thành phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khấu có kích cỡ không quá to hay quá bé, phải có độ nhăn ổn định.
Tính theo giá thị trường, mỗi năm nguồn thu từ cau ở mỗi xưởng sản xuất có thể lên tới cả trăm tỷ đồng - một con số đáng mơ ước của nhiều ngành nghề khác.
Việc xuất khẩu cau cũng đem lại nguồn thu nhập tốt cho nhiều người lao động nghèo. Tại nhiều điểm thu mua cau non, tiền nhân công lặt cau trung bình là 400.000 đồng/kg.
Trên các chợ mạng, kẹo cau Trung Quốc được bán với giá trung bình từ 35.000 đồng - 70.000 đồng/gói tùy loại.
Mỗi gói kẹo có trọng lượng tầm 20g, gồm nhiều màu sắc và nhãn hiệu khác nhau.