Hệ thống giao thông khu vực Tây Bắc nói riêng và các cửa ngõ khác của TPHCM nói chung có nhiều điểm hạn chế. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “khoảng cách” giữa các quận, huyện gần trung tâm thành phố vẫn chậm phát triển như huyện Hóc Môn và Củ Chi.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khoảng các 30km từ trung tâm thành phố đến huyện Củ Chi phải mất từ 45 phút đến 1 giờ là quá chậm. Thế nên, việc kêu gọi đầu tư và tập trung đầu tư hạ tầng giao thông để khơi thông vùng đất này.
Cầu Rạch Tra nối 2 Huyện Hóc Môn và Củ Chi được xây mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực này.
Huyện Củ Chi là khu vực giàu tiềm năng về phát triển du lịch, nông nghiệp sạch, thế nhưng chưa tạo sự kết nối giữa các tỉnh gần kề như Long An, Bình Dương, Tây Ninh... Hiện nay, dân số TPHCM gần 12 triệu người, nhưng lại phân bố không đồng đều. Trong đó, hai huyện là Cần Giờ và Củ Chi chiếm 50% diện tích thành phố nhưng chỉ có hơn 1 triệu dân. Phần lớn đất Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần được bảo vệ, vì thế, quỹ đất của TP hướng về phía Tây Bắc, trong đó huyện Củ Chi chiếm diện tích lớn.
Chỉ cách trung tâm TPHCM 30km nhưng khu vực Tây Bắc còn khá thưa dân, dư địa đất đai còn lớn, từ huyện Hóc Môn theo Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 15, Quốc lộ 22 về huyện Củ Chi, phần lớn người dân chỉ sản xuất nông nghiệp.
Tập trung tháo gỡ những vướng mắc để phát triển
Buổi làm việc đã tập trung đánh giá khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện Củ Chi giai đoạn 2015 – 2020. Cùng với đó triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bổ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Theo đó, Bí thư Huyện ủy huyện Củ Chi cho biết, hệ thống giao thông huyện Củ Chi đang mất an toàn, là địa bàn kết nối miền Đông và miền Tây, nhưng các tuyến đường kết nối lại nhỏ, nguy hiểm. Đồng thời, lãnh đạo Huyện ủy huyện Củ Chi đề xuất TP chỉ đạo các sở, ngành giúp huyện quy hoạch lại mạng lưới giao thông huyện Củ Chi.
Hiện nay đất nông nghiệp còn quá nhiều nhưng giá trị gia tăng lại không cao. Vì vậy, huyện đề nghị TP hướng quy hoạch giảm đất nông nghiệp theo lộ trình, phát triển mô hình khác; đồng thời huyện cũng đề nghị cho huyện Củ Chi phát triển theo hướng đô thị vệ tinh TPHCM.
Phát triển hạ tầng giao thông – khơi thông nút thắt phát triển khu vực Tây Bắc
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghi của tỉnh Tây Ninh về việc sớm triển khai dự án cao tốc TPHCM – Mộc Bài. Việc này được kỳ vọng tạo cú hích cho khu vực cửa ngõ Tây Bắc của TP trong thời gian tới.
Ngoài tuyến cao tốc, dự án hầm chui tại nút giao thông An Sương trên QL22 đi Củ Chi kết nối với Tây Ninh khi hoàn thiện đã giảm tải được nhiều áp lực giao thông cho khu vực này. Thêm vào đó, tuyến đường vành đại 3, kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, TP.HCM và Đồng Nai, đã gấp rút thi công. Với chức năng phân luồng từ xa, vành đai 3 giúp kéo giảm tình trạng ùn tắc xuyên tâm nội đô.
Dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn
Một dự án quan trọng khác kết nối các quận nội thành, đặc biệt từ sân bay Tân Sơn Nhất đi tỉnh Bình Dương là tỉnh lộ 8 cũng đang được nâng cấp và mở rộng. Với tổng chiều dài nâng cấp khoảng 5,76km, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, việc nâng cấp và mở rộng Tỉnh lộ 15 đang gấp rút triển khai, là điểm kết nối giữa huyện Củ Chi với sông Sài Gòn.
Ngoài ra, dự án đường đại lộ ven sông Sài Gòn có tổng chiều dài 63 km, đi qua các huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12... sẽ vực dậy sự phát triển của khu vực Tây Bắc.
Với đinh hướng đầu tư và phát triển, huyện Củ Chi trong thời gian tới là sự phát triển chung của toàn TPHCM và của huyện Củ Chi nói riêng. Việc TPHCM đầu tư nhiều dự án hạ tầng nhằm tháo gỡ nút thắt về giao thông, chắc chắn sẽ góp phần thay đổi diện mạo khu vực Tây Bắc hiện tại và thành phố Tây Bắc tương lai.