Xe tăng Leopard 2 của quân đội Đức.
“Các diễn biến quân sự mới nhất của NATO cho thấy liên minh đang hướng tới một cuộc xung đột toàn diện, cường độ cao với Nga”, ông Fomin nói.
Nga đưa ra đánh giá dựa trên năng lực quân sự của NATO ở thời điểm hiện tại và thực tế rằng “NATO đang coi Nga là mối đe dọa hàng đầu”, ông Fomin nói.
Theo ông Fomin, điều này trái ngược với tuyên bố ở Rome, Italia vào năm 2002, khi đó Nga và NATO đạt thỏa thuận không coi nhau là kẻ thù.
Quan hệ căng thẳng giữa Nga và NATO đang ngày càng trầm trọng hơn trong vài tháng qua. Hồi tháng 10, Nga thông báo ngừng toàn bộ các mối liên hệ với NATO, đóng cửa văn phòng NATO ở Moscow, sau khi 8 nhà ngoại giao Nga bị NATO trục xuất ở Brussels, Bỉ.
Ở thời điểm đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov nói các kênh song phương giữa Nga và NATO được khối này sử dụng để "tăng cường tuyên truyền và gây áp lực lên Nga", thay vì đối thoại có ý nghĩa.
Đầu tháng 12.2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất thỏa thuận mang tính ràng buộc với Mỹ và phương Tây. Nga đã soạn thảo các đề xuất trong hai bộ tài liệu, một gửi tới Mỹ và một gửi tới NATO. Các đề xuất bao gồm NATO ngừng bành trường sang phía đông, cam kết về việc một số các loại vũ khí cụ thể sẽ không được phép triển khai ở châu Âu.
“Chúng tôi tin rằng các đề xuất này phục vụ lợi ích của cả Nga và châu Âu. Chúng tôi đang mong chờ đối thoại nghiêm túc và mang tính xây dựng”, ông Fomin nói thêm. “Chúng tôi đang chờ NATO phản ứng về các đề xuất và sẵn sàng đàm phán vào bất cứ thời điểm nào phù hợp”.