Hiện tại, nhà máy đúc hợp đồng hàng đầu trên thế giới là Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC). Công ty sản xuất theo thiết kế cho các con chip do các công ty như Apple (khách hàng số một của TSMC), Qualcomm, MediaTek và những công ty khác, và biến chúng thành các thành phần được sử dụng bởi các thiết bị bao gồm smartphone và máy tính bảng.
Dòng iPhone 12.
Đầu năm nay, khi cuộc khủng hoảng chip ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô, đã có suy đoán cho rằng công ty này sẽ áp dụng mức tăng giá 15% đối với tấm wafer của mình. Cho đến nay, TSMC vẫn chưa tăng giá cho tấm wafer 12 inch của công ty.
TSMC sẽ tăng giá wafer lên tới 25%
Theo United News, TSMC có thể tăng giá tấm wafer 12 inch của mình lên tới 400 USD (khoảng 9,23 triệu đồng), dẫn đến việc tăng giá 25% và mức giá cao kỷ lục mọi thời đại. Năm ngoái, xưởng đúc bắt đầu vận chuyển chip sử dụng quy trình 5nm. Quy trình công nghệ này sẽ tích hợp nhiều bóng bán dẫn hơn trong một mm vuông, mang lại nhiều năng lượng hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.
Một ví dụ điển hình là sự khác biệt giữa SoC A13 Bionic 7nm trên dòng iPhone 11 và các SoC A14 Bionic 5nm trong “gia đình” iPhone 12. Trong khi chip A13 Bionic có tổng số bóng bán dẫn là 8,5 tỷ. A14 Bionic có tổng số 11,8 tỷ bóng bán dẫn bên trong. Trong nửa cuối năm sau, TSMC dự kiến sẽ bắt đầu xuất xưởng chip 3nm. Thế hệ chip mới được dự đoán cung cấp thêm 25 - 30% điện năng và hiệu suất cao hơn 10 - 15% ở cùng mức công suất.
Sự bùng nổ của các thiết bị 5G đã khiến cho nhu cầu về các tấm wafer tăng lên.
IC Insights cho biết, năm ngoái TSMC đã tạo ra doanh thu 1.634 USD (khoảng 37,7 triệu đồng) cho mỗi tấm wafer. Samsung Foundry là “đối thủ” chính của TSMC và cả hai đều đang gặp khó khăn khi sản xuất chip quy trình mới nhất. Mặt khác, dù không sử dụng cùng một quy trình như TSMC và Samsung, Intel đang có kế hoạch nâng tầm cuộc chơi của mình bằng cách chi 20 tỷ USD để tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đúc theo hợp đồng. Nhiều chuyên gia cho rằng cả TSMC và Samsung sẽ giữ được lợi thế về công nghệ của mình so với Intel.
Sự kết hợp giữa nhu cầu chip mạnh và nguồn cung thấp đã cho phép TSMC rút lại các khoản chiết khấu mà khách hàng của TSMC có thể thương lượng. Hiện nhu cầu về các sản phẩm như máy tính bảng ngày càng tăng do đại dịch.
Chip A14 trên quy trình 5nm của Apple cũng do TSMC sản xuất.
Và nhờ có 5G, nhu cầu về thiết bị cầm tay sẽ tăng lên. Tuy nhiên, có một vấn đề mà TSMC phải đối mặt cùng với các công ty khác trong khu vực. Lượng mư thấp đã gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng - ảnh hưởng tới quá trình sản xuất chip, vì để tạo ra một tấm wafer 12 inch cần sử dụng 2.200 gallon nước (8327,9 lít nước).
Trong khi đó, thành phố Tân Trúc, quê hương của TSMC, chỉ nhận được một nửa lượng mưa vào năm 2020 so với năm trước. Lượng nước dự trữ nước hiện tại sẽ chỉ đủ để duy trì đến tháng Năm. TSMC được báo cáo đã bố trí 100 tàu chở nước để cung cấp nước đến các cơ sở của mình.
Nếu TSMC quyết định tăng giá wafer lên 25% và hủy bỏ các giao dịch đã thương lượng trước đó, iPhone 13 cùng nhiều thiết bị khác có thể sẽ bị tăng giá. Hiện vẫn chưa rõ mức tăng là bao nhiêu nhưng dự đoán người tiêu dùng có thể sẽ phải móc hầu bao nhiều hơn nếu muốn sở hữu các thiết bị thông minh trong năm nay.